Bệnh trĩ xảy ra khá phổ biến như mọi người thường nói “thập nhân cửu trĩ”, nghĩa là trong trong số 10 người thì có đến 9 người bị trĩ. Để điều trị bệnh trĩ cũng có rất nhiều cách, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của búi trĩ. Trong đó, sử dụng thuốc trị bệnh trĩ là một trong những cách được nhiều người quan tâm.
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở phần trực tràng dưới hay hậu môn bị sưng lên, tương tự như giãn tĩnh mạch. Búi trĩ có thể hình thành và phát triển ở bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc ở phần da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại). Các nhà nghiên cứu cho biết có một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nhưng phần lớn các trường hợp đều không tìm được nguyên do rõ ràng.
Tuy nhiên, một điều đáng mừng là người bệnh có thể giảm bớt các triệu chứng bằng những phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà như thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và sử dụng các thuốc trị bệnh trĩ thích hợp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu sơ lược về các loại thuốc được dùng trong điều trị trĩ và những lưu ý khi sử dụng để mang lại hiệu quả mà vẫn an toàn cho người bệnh.
Các thuốc trị bệnh trĩ phổ biến
Mục tiêu khi sử dụng thuốc trị bệnh trĩ là để giảm đau do búi trĩ gây ra và hạn chế hiện tượng táo bón ở những người mắc phải căn bệnh này.
Thuốc làm mềm phân
Các thuốc thuộc nhóm này được sử dụng để hạn chế táo bón, giảm bớt căng thẳng khi đi đại tiện.
Natri docusate
Natri docusate được chỉ định cho người muốn đi đại tiện dễ dàng. Thành phần này có khả năng kết hợp với nước và chất béo vào khối chất thải, giúp phân trở nên mềm hơn và dễ dàng đẩy ra ngoài.
Thuốc trị bệnh trĩ dạng bôi tại chỗ
Các thuốc này dùng để giảm bớt các triệu chứng bệnh trĩ như giảm đau, giảm viêm, ngứa và hạn chế chảy máu…
Thuốc mỡ lidocain 5%
Sản phẩm chứa lidocain dùng ngoài da sẽ làm tăng tính thấm với ion natri qua màng tế bào thần kinh dẫn đến ức chế quá trình khử cực, ngăn chặn sự dẫn truyền các xung thần kinh nên gây mất cảm giác đau.
Bufexamac
Thuốc chứa bufexamac kết hợp với thuốc tê tại chỗ có thể dùng làm thuốc trị bệnh trĩ độ 1 và độ 2, giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
Kem bôi chứa corticoid
Một số kem bôi ngoài da chứa corticoid như prednisolon có tác dụng giảm triệu chứng viêm, đau nhức, khó chịu, co mô trĩ tạm thời. Lưu ý, khi sử dụng các thuốc này thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ như dị ứng, làm mỏng da… nên cần phải có chỉ định từ bác sĩ.
Chất làm se nhẹ bề mặt
Đây là tác nhân giúp giảm ngứa khi bị trĩ.
Witch hazel (chiết xuất cây phỉ)
Đây là một chất làm se nhẹ bề mặt được điều chế từ cành cây phỉ (Hamamelis virginiana). Người bệnh khi sử dụng sản phẩm này sẽ giảm bớt ngứa tạm thời.
Thuốc giảm đau
Kiểm soát được cơn đau do trĩ gây ra là việc vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Do đó, thuốc giảm đau sẽ giúp người bị trĩ thoải mái hơn, không còn bị cơn đau hành hạ.
Paracetamol
Đây là thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng khá phổ biến, ít gây ra những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như aspirin hay thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid NSAIDs.
Các thuốc dùng đường uống
Một số thuốc có tác dụng giảm triệu chứng viêm sưng, tăng sinh mô liên kết, tụ máu tại búi trĩ bao gồm thuốc co mạch, chống viêm, gây tê, kháng sinh, giảm đau… có thể dùng đường uống để điều trị bệnh trĩ.
Thuốc co mạch
Các hoạt chất phenylephrine, epinephrine, norepinephrine… có tác dụng gây co thắt mạch máu, giúp mạch máu thu nhỏ lại, làm teo và mất búi trĩ. Tuy vậy, khi dùng các thuốc này, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn như căng thẳng, mất ngủ, run, tăng huyết áp.
Thuốc kháng viêm
Bác sĩ thường chỉ định hydrocortisone để làm giảm triệu chứng ngứa, sưng, đau, khó chịu cho người bệnh trĩ. Tuy nhiên, thuốc này được kê toa rất hạn chế và dùng trong thời gian ngắn vì có thể gây nhiều tác dụng phụ như giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, đau cơ, chóng mặt…
Thuốc kháng sinh
Các kháng sinh như penicillin, cephalosporin, carbapenem… có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm hậu môn nên cũng có khi được bác sĩ chỉ định sử dụng.
Thuốc trị bệnh trĩ dạng đặt trực tràng
Thuốc đạn là một chế phẩm dạng rắn có hình dạng giống như viên đạn, khi dùng thì được đưa vào trực tràng để hoạt chất hòa tan và hấp thu qua niêm mạc ở đây vào cơ thể. Thuốc đạn không kê đơn (OTC) có thể hỗ trợ điều trị rất tốt trong những trường hợp trĩ nội nhẹ ở giai đoạn đầu. Chúng thường giúp giảm sưng và rát ở búi trĩ.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc đạn từ 2–4 lần/ngày trong vòng 1 tuần. Tốt hơn hết là bạn nên đặt thuốc sau khi đi vệ sinh để có hiệu quả kéo dài hơn. Tuy nhiên, thuốc đạn cũng chỉ nên được sử dụng trong một thời gian ngắn để ngăn ngừa những biến chứng có khả năng xảy ra.
Có nhiều loại thuốc đạn trị bệnh trĩ có thành phần hoạt chất khác nhau, chẳng hạn như:
Tên hoạt chất | Nhóm dược lý | Tác dụng |
Phenylephrine | Thuốc co mạch |
|
Pramoxin | Giảm đau và gây tê |
|
Kẽm oxit"}”> Kẽm oxit Bảo vệ Hình thành hàng rào bảo vệ mô khỏi những thứ gây kích ứng Nếu những thuốc đạn không kê đơn không mang lại hiệu quả sau khoảng 1 tuần sử dụng, hãy ngưng dùng thuốc và liên lạc với bác sĩ để thay đổi cách điều trị. Bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc đặt có chứa hydrocortison giúp giảm ngứa và sưng. Những cách quản lý bệnh trĩ hiệu quả Các triệu chứng bệnh trĩ sẽ giảm đáng kể khi bạn có những biện pháp giữ cho phân mềm để quá trình đại tiện không bị căng thẳng. Điều này có thể thực hiện bằng những cách sau: Dinh dưỡng. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau quả cũng như ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp cho phân luôn mềm. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ uống nhiều nước để làm tăng hiệu quả của chất xơ. Sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ cũng hạn chế tình trạng táo bón xảy ra. Tóm lại, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh với các thói quen đi đại tiện tốt kết hợp với thuốc trị bệnh trĩ phù hợp để có thể giảm bớt triệu chứng, đồng thời chung sống hòa bình cùng căn bệnh này. [embed-health-tool-bmr] |