Khi bệnh trĩ nội phát triển, nó trở nên to hơn và bắt đầu sa ra ngoài hậu môn. Khi đó, bạn sẽ được chẩn đoán bị sa búi trĩ và cần có nhiều thời gian hơn để chữa lành cũng như tiếp nhận điều trị từ bác sĩ.
Phụ nữ thường dễ mắc phải bệnh trĩ khi mang thai. Nguyên nhân là vì áp lực trong bụng tăng lên, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, làm cho các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn giãn ra và sưng lên.
Hormone thai kỳ cũng khiến cho tĩnh mạch bị sưng to lên. Nếu bạn bị trĩ khi mang thai, các triệu chứng có khả năng sẽ kéo dài cho đến khi bạn sinh xong.

Để tăng khả năng chữa trị bệnh trĩ, bạn cần biết một số yếu tố nguy cơ gây ra trĩ để có biện pháp phòng ngừa và giúp trĩ tự biến mất sớm nhất có thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ bao gồm:
- Di truyền. Bệnh trĩ có thể được di truyền từ cha mẹ sang con, vì vậy nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh trĩ thì khả năng cao là bạn cũng có thể bị trĩ.
- Tuổi tác.
- Nâng vật nặng, béo phì hoặc căng thẳng kéo dài.
- Đứng quá nhiều mà không có thời gian ngồi nghỉ ngơi.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
- Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
- Chế độ ăn không đủ chất xơ.
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng.
Bạn có thể điều trị bệnh trĩ tại nhà hoặc đến các phòng khám, cơ sở y tế với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm cho tình trạng này. Ban đầu, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau tạm thời để giảm bớt khó chịu do trĩ gây ra.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!