backup og meta

Nguy cơ mắc viêm gan B từ điều trị lọc máu

Nguy cơ mắc viêm gan B từ điều trị lọc máu

Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng chạy thận nhân tạo, hẳn bạn sẽ muốn tìm hiểu tất cả về quá trình điều trị và tất cả những gì bạn có thể làm để duy trì sức khỏe tốt nhất cho mình. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng trong điều trị lọc máu bạn nên biết chính là các bệnh truyền nhiễm.

Đây là những bệnh xảy ra khi vi trùng có hại xâm nhập vào cơ thể của bạn và gây bệnh. Suy thận sẽ gây trở ngại cho khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, khiến cơ thể dễ mắc số bệnh như viêm gan hay AIDS thông qua phương pháp điều trị lọc máu.

Ngay sau đây, Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn thông tin tổng quát về một số bệnh truyền nhiễm quan trọng, bao gồm cả viêm gan B, C và HIV/AIDS, cũng như những giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn chúng.

Bạn đã biết bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm do virus, gây ra bệnh gan. Hầu hết mọi người đều có thể tự chống lại dạng nhiễm trùng này, nhưng khoảng 10% sẽ tiến triển thành bệnh gan mạn tính hoặc ung thư gan. Viêm gan B lây qua tiếp xúc với máu của người bị nhiễm.

Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B nếu:

  • Có quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh
  • Tiêm chích ma túy bất hợp pháp
  • Sống với người bị nhiễm bệnh và chia sẻ các vật dụng như dao cạo và bàn chải đánh răng với người đó
  • Tiếp xúc với dụng cụ sắc nhọn dính máu bị nhiễm, chẳng hạn như kim tiêm dùng để xăm mình, xỏ lỗ cơ thể và châm cứu (kim tiêm nên được khử trùng và làm sạch một cách cẩn thận trước khi sử dụng, hoặc nên dùng loại kim chỉ dùng một lần)
  • Đang mắc bệnh dễ chảy máu
  • Bản thân bạn bị mắc bệnh hoặc phải làm việc ở nhà do bị khiếm khuyết tăng trưởng
  • Cha mẹ của bạn được sinh ra ở Đông Nam Á, châu Phi, các lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, các đảo Thái Bình Dương hay Trung Đông
  • Trẻ bị nhiễm viêm gan B từ người mẹ trong khi sinh.

Bạn có nguy cơ bị viêm gan B thông qua điều trị lọc máu không?

Trong những năm đầu lọc máu, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B do tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh tại các đơn vị lọc máu. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh viêm gan B thông qua lọc máu là rất nhỏ vì y học đã có hai tiến bộ quan trọng. Một trong những tiến bộ này là việc sử dụng các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt trong các đơn vị lọc máu. Cải tiến thứ hai là đã có chủng ngừa viêm gan B.

Bạn có thể bị viêm gan B do truyền máu không?

Nguy cơ bạn bị viêm gan B do truyền máu là rất nhỏ. Tất cả các đơn vị máu được hiến đều được sàng lọc cẩn thận để không mang bệnh viêm gan B cũng như các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như viêm gan C và HIV.

Làm thế nào để phát hiện bệnh nếu bạn đã bị viêm gan B?

Cách duy nhất để biết chắc chắn có nhiễm bệnh hay không là phải làm xét nghiệm máu. Hầu hết những người bị viêm gan B không có triệu chứng gì cả. Tuy nhiên, một số người có thể có những triệu chứng giống như bệnh cúm bao gồm:

  • Ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Sốt
  • Mệt mỏi nhiều
  • Đau dạ dày hoặc đau khớp
  • Có thể bị vàng da hoặc mắt.

Một số người có thể trở thành người mang bệnh viêm gan B trong người nhưng lại không có triệu chứng và vẫn có thể lây nhiễm sang người khác. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí cả đời. Với một số người, bệnh có thể tiến triển thành sẹo trong gan, suy gan hoặc ung thư gan.

Có phương pháp nào điều trị viêm gan B không?

Hai loại thuốc đã được thông qua để điều trị viêm gan B mãn tính chính là interferon alpha-2b và lamivudine. Hai loại thuốc này không nên dùng cùng lúc. Nhìn chung, khoảng 35% bệnh nhân được điều trị bằng tiêm interferon từ bốn đến sáu tháng sẽ đáp ứng thuốc trong dài hạn. Khả năng đáp ứng với lamivudine bằng đường uống trong ít nhất một năm có thể thấp hơn một chút. Cơ thể thường dung nạp rất tốt lamivudine, nhưng tình trạng kháng virus trong điều trị có thể xảy ra. Điều trị bằng interferon thường gây chán ăn, trầm cảm và làm mỏng tóc.

Bạn có thể ngăn ngừa viêm gan B như thế nào?

Một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B là chủng ngừa. Tất cả trẻ em (bao gồm cả thanh thiếu niên và thiếu niên), bệnh nhân chạy thận nhân tạo và nhân viên đều nên tiêm ngừa viêm gan B. Vắc xin này hoạt động bằng cách khiến cơ thể tạo ra các protein đặc biệt gọi là kháng thể bảo vệ bạn chống lại bệnh viêm gan B. Đáp ứng của bạn với vắc xin sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, những tình trạng sức khỏe khác của bạn và tình trạng sức khỏe chung, nhưng hầu hết mọi người sẽ tạo đủ kháng thể để bảo vệ họ chống lại căn bệnh này.

Nếu bạn được tiêm phòng, đội ngũ chăm sóc nhân viên y tế theo dõi lọc máu sẽ kiểm tra máu định kỳ để đảm bảo rằng các kháng thể đầy đủ. Nếu bạn chưa được tiêm phòng, hãy hỏi bác sĩ về việc thực hiện tiêm phòng.

Bạn cũng có thể ngăn ngừa bệnh viêm gan B bằng cách làm theo các hướng dẫn an toàn tình dục và tránh những hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy.

Một số hướng dẫn quan hệ tình dục an toàn là:

  • Sử dụng bao cao su latex để ngăn chặn sự trao đổi các chất dịch cơ thể
  • Có duy nhất một bạn tình.

Tiêm chủng viêm gan B có an toàn không?

Các loại vắc xin được sản xuất từ ​​nấm men bánh mì và chứa các hạt không nhiễm trùng được gọi là kháng nguyên. Bạn không thể bị viêm gan từ việc tiêm phòng. Các loại vắc xin đã trải qua thử nghiệm lâm sàng rộng rãi và đã được sử dụng trên hàng triệu người trên thế giới, kết quả cho thấy có ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, những người bị bệnh cấp tính hay dị ứng với nấm men thì không nên chủng ngừa.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What you should know about infectious diseases: a guide for hemodialysis patients and their families. https://www.kidney.org/atoz/content/what_infectdiseases. Ngày truy cập 15/08/2015

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Thương Trần

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo