U nang thận gây đau quặn thận bên trái
Bệnh u nang thận xảy ra khi thận tạo những túi chứa đầy dịch. Trong hầu hết các trường hợp, nang thận vô hại và không cần điều trị. Đôi khi, u nang phát triển quá lớn cũng có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng đau thận trái hoặc cả hai bên thận. Một số các triệu chứng khác có thể xuất hiện như:
- Sốt
- Đau nhói hoặc âm ỉ bên hông hoặc lưng
- Đau bụng
- Tiểu ra máu
Ngoài ra, nang thận lớn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như thận ứ nước. Điều này xảy ra khi u nang chặn dòng chảy của nước tiểu, làm cho thận bị sưng.
Nguyên nhân đau thận bên trái: Bệnh thận đa nang

Thận đa nang là thuật ngữ mô tả tình trạng có nhiều túi nang phát triển tại cơ quan bài tiết này. Sự gia tăng về số lượng và kích thước của chúng theo thời gian sẽ dần thay thế cho tế bào thận khỏe mạnh. Từ đó, chức năng thận có nguy cơ suy giảm đáng kể, thậm chí dẫn đến suy thận.
Bệnh thận đa nang thường ảnh hưởng đến cả hai thận nhưng người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau thận trái hoặc phải. Các dấu hiệu khác bao gồm:
- Đau hông hoặc lưng
- Nhiễm trùng thận
- Sưng bụng
- Huyết áp cao
- Nhịp tim nhanh
- Có máu trong nước tiểu
Nguyên nhân bị đau thận trái do ung thư thận
Ung thư thận là sự phát triển bất thường của các tế bào và hình thành khối u trong thận. Đây là một trong những bệnh ung thư đường tiết niệu thường gặp. Bệnh thường xảy ra ở một bên thận và được phát hiện phổ biến ở nam giới trên 60 tuổi.
Ung thư thận thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng báo hiệu tình trạng bệnh nghiêm trọng bao gồm:
- Đau hông hoặc lưng
- Tiểu ra máu
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Giảm cân
- Sốt
- Mệt mỏi
Phì đại tuyến tiền liệt gây đau vùng thận trái
Tuyến tiền liệt là một phần của hệ thống sinh sản nam giới. Nó chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng mang tinh trùng cần thiết cho khả năng sinh sản của phái mạnh. Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo – ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.
Phì đại tuyến tiền liệt xảy ra khi tuyến tiền liệt to ra, niệu đạo bị ép hẹp lại và làm cho thành bàng quang trở nên dày hơn. Theo thời gian, thành bàng quang có thể bị suy yếu và mất khả năng đào thải toàn bộ nước tiểu ra khỏi thận và bàng quang. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc sưng ở một hoặc cả hai thận, gây đau thận trái hoặc phải. Tuyến tiền liệt phì đại thường được điều trị bằng thuốc. Trong một số trường hợp, xạ trị hoặc phẫu thuật có thể cần thiết.
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm gây đau thận trái

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một tình trạng di truyền làm thay đổi hình dạng của các tế bào hồng cầu. Thông thường, các tế bào hồng cầu có hình tròn và có thể di chuyển dễ dàng qua các mạch máu, giúp vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể. Khi bị thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, các tế bào này biến thành hình lưỡi liềm, trở nên cứng và dính, gây khó khăn khi di chuyển trong các mạch máu nhỏ. Tình trạng này dẫn đến các mô và cơ quan như thận bị tổn hại do không được cung cấp đủ máu. Do đó, người bệnh có thể gặp triệu chứng đau thận trái do thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.
Khi biết được nguyên nhân đau thận trái và các triệu chứng liên quan, bạn sẽ phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu nghi ngờ bất cứ dấu hiệu nào của cơn đau quặn thận, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán và xử lý tốt nhất.
Đau thận trái nên làm gì?
Nếu bạn bị đau thận bên trái thì cần phải làm gì? Nếu phát hiện cơn đau bất thường, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Bạn không nên tự ý mua thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian để chữa đau thận vì không thể giải quyết được nguyên nhân đau thận trái và có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
Phòng ngừa đau thận bên trái
Để phòng ngừa đau thận vùng bên trái, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn lành mạnh, có lợi cho cơ thể
- Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh
- Tránh xa các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá,…
- Uống nhiều nước để đào thải các chất cặn bã ra ngoài.
- Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra cơ thể, thận có khỏe không
- Nên có tâm trạng thoải mái, thư giãn, vận động hợp lý, thường xuyên
- Tuyệt đối không nên thức quá khuya để bảo vệ sức khỏe.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!