backup og meta

Viêm tai giữa kiêng ăn gì? Bí quyết chăm sóc và chữa viêm tai giữa tại nhà

Viêm tai giữa kiêng ăn gì? Bí quyết chăm sóc và chữa viêm tai giữa tại nhà

Khi bị viêm tai giữa, mủ và chất nhầy sẽ tích tụ sau màng nhĩ, gây tắc nghẽn ống Eustachian. Hiện tượng này sẽ khiến bạn đau nhiều và sưng tai. Tuy nhiên, bạn cần biết viêm tai giữa kiêng ăn gì và viêm tai giữa nên ăn gì để giúp tình trạng bệnh cải thiện hơn.

Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Khi có hiện tượng viêm tai giữa, việc duy trì 1 chế độ ăn phù hợp đóng vai trò quan trọng. Bởi nếu có 1 chế độ ăn lành mạnh, khoa học bạn có thể nhanh lành bệnh hơn. Vậy viêm tai giữa kiêng ăn gì? Đâu là bí quyết chăm sóc và chữa viêm tai giữa tại nhà hiệu quả? Bạn hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn nhé!

Viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Việc kiêng cữ đối với những bệnh nhân bị viêm tai giữa vô cùng quan trọng, nhất là nếu bạn bị viêm tai giữa có mủ. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên kiêng ăn một số loại thực phẩm để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Sau đây là những thực phẩm mà người bị viêm tai giữa nên kiêng ăn:

Viêm tai giữa ở người lớn kiêng ăn gì?

Người lớn bị viêm tai giữa nên hạn chế ăn hoặc uống các món sau:

  • Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá…
  • Không nên nhai kẹo cao su hoặc các thực phẩm cần phải hoạt động nhai nhiều.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm khô cứng vì đây là những loại thực phẩm làm ảnh hưởng rất lớn đến vùng tai giữa của người bệnh, cũng như tăng trình trạng đau đớn của người bị viêm tai giữa.
  • Hạn chế những loại thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể một cách đột ngột như bánh kẹo ngọt, bánh mì…
  • Không dùng thực phẩm xào hoặc chiên rán quá nhiều dầu, mỡ vì những loại thực phẩm này sẽ làm tăng phản ứng viêm, khiến triệu chứng nặng hơn.

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

  • Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn những loại thực phẩm cứng, dai hoặc những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá ngọt khiến cho đờm vướng ở họng.
  • Nếu trẻ bị viêm tai giữa có mủ, không cho trẻ ăn các loại thực phẩm làm kích thích tạo mủ hoặc làm tăng tình trạng đau nhức trong quá trình điều trị viêm tai giữa như đồ nếp, đồ hải sản, tôm cua, thịt đỏ…

Bị viêm tai giữa nên ăn gì?

viêm tai giữa kiêng ăn gì

Bên cạnh việc kiêng những thực phẩm trên, người bệnh nên dùng thêm những loại thực phẩm dưới đây :

  • Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, các loại nước uống tự làm tại nhà và trái cây khô.
  • Vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạch cầu tiêu diệt các mầm bệnh. Thêm vitamin C vào chế độ ăn với các thực phẩm như rau lá xanh, các loại quả mọng như việt quất…
  • Vitamin A (như gan bò, cà rốt hoặc cà tím xào mềm) và kẽm (cà rốt, cà chua) cũng giúp giảm tình trạng viêm tai giữa nhờ tính chống oxy hóa.
  • Sử dụng dầu ô liu, dầu cá và dầu dừa, thực phẩm chứa nhiều chất béo như omega – 3. Dầu dừa còn đặc biệt rất tốt cho sức khỏe vì tính kháng khuẩn của nó. Bạn cũng nên ăn những thực phẩm tươi và nhiều đạm.
  • Thay thế mỡ lợn bằng các loại dầu hướng dương hoặc dầu thực vật khi xào nấu để có thể ngăn ngừa tình trạng viêm tai giữa nhờ các loại vitamin D và vitamin E trong dầu.
  • Bổ sung các loại cá biển, rong biển, thuốc tảo spirulina vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để có thể cung cấp iốt cho cơ thể, và làm tăng tiến trình hồi phục bệnh.
  • Uống và nấu ăn bằng nước tinh khiết, tránh các loại nước chứa fluoride hay clo.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, thực phẩm giàu vitamin A, C, E và kẽm. Một chế độ ăn giàu vitamin sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn không thể ăn uống như bình thường. Vitamin có tác dụng giúp tăng cường thính lực, bảo vệ lớp niêm mạc lót trong tai ngoài và hạn chế triệu chứng nhức đầu do bệnh gây ra.

Cách chăm sóc và chữa bệnh viêm tai giữa tại nhà

viêm tai giữa kiêng ăn gì

Dưới đây là một số cách chữa viêm tai giữa tại nhà đơn giản mà bạn có thể thử:

  • Một trong những cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà là chườm khăn ấm hay túi nhiệt vào vùng tai bị viêm sẽ giúp giảm đau. Bạn cũng có thể chườm bằng khăn lạnh để giảm sưng hoặc khó chịu.
  • Sử dụng keo bạc (colloidal silver), một chất kháng sinh tự nhiên để rửa sạch tai.
  • Áp tai lên gối khô và nằm nghiêng một bên. Sau một thời gian ngắn, chất dịch sẽ chảy ra ngoài theo trọng lực.
  • Làm khô dịch từ ống Eustachian bằng cách dùng máy sấy và để cách xa tai khoảng 30 – 40cm.
  • Có thể dùng tinh dầu để chữa viêm tai giữa tại nhà. Một số tinh dầu có tính kháng khuẩn hay kháng vi sinh vật khác. Vì thế, tinh dầu rất hữu hiệu để phòng ngừa sự nhiễm khuẩn và virus.

Lưu ý: Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần phải chú ý hơn đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình để bệnh nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng viêm tai giữa như:

  • Nên nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh, tránh tình trạng căng thẳng đầu óc hay stress.
  • Chú ý đến cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa. Cụ thể, bạn nên vệ sinh vùng tai sạch hằng ngày để tránh bị viêm nhiễm lan ra ngoài gây ra viêm ống tai và dẫn đến điếc dẫn truyền.
  • Khi dùng thuốc viêm tai giữa, chỉ được nhỏ thuốc vào trong tai theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tự ý dùng thuốc bôi, đắp bên ngoài để tránh làm tình trạng nhiễm trùng tai càng trầm trọng hơn.
  • Không dùng tăm bông hoặc các vật cứng cho vào tai để lấy mủ ra ngoài. Điều này có thể gây tổn thương tai, dẫn đến nhiễm trùng hoặc làm vùng thủng màng nhĩ rộng hơn, dẫn đến những biến chứng viêm tai giữa nghiêm trọng.
  • Nguyên nhân viêm tai giữa cũng có thể đến từ hồ bơi. Để tránh tình trạng này, bạn có thể đội mũ bơi hoặc đeo nút bịt tai khi bơi để ngăn nước đi vào tai. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh bơi ở ao, hồ hoặc những nơi chất lượng nước không đảm bảo.

Với chế độ ăn lành mạnh và biện pháp xử trí tại nhà đơn giản trên, hy vọng tình trạng viêm tai giữa của bạn sẽ nhanh lành hơn. Thế nhưng, nếu sau 3 ngày triệu chứng viêm tai giữa không giảm mà trở nên nặng hơn, bạn nên đi khám để được điều trị thích hợp nhé.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ear Infection (Otitis Media) https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/otitis-media ngày truy cập 30/12/2022

Acute Otitis Media https://nutritionguide.pcrm.org/nutritionguide/view/Nutrition_Guide_for_Clinicians/1342024/all/Acute_Otitis_Media ngày truy cập 30/12/2022

How to Prevent Recurrent Ear Infections https://mindd.org/prevent-recurrent-ear-infections/ ngày truy cập 30/12/2022

Otitis Media: Treatment, Diet and Home Remedies https://www.mtatva.com/en/disease/otitis-media-treatment-diet-and-home-remedies/ ngày truy cập 20/04/2018

Acute Otitis Media https://www.healthline.com/health/ear-infection-acute ngày truy cập 20/04/2018

Ear infections and swim lessons: What you need to know https://www.seaotterswim.com/ear-infections-swim-lessons-need-know ngày truy cập 20/04/2018

Phiên bản hiện tại

30/12/2022

Tác giả: Thanh Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | 7 Mẹo hay giúp đẩy nước khỏi tai nhanh chóng

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 30/12/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo