Ngoài ra, một số tác nhân từ môi trường bên ngoài như chất gây ô nhiễm, khói bụi, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, phấn hoa… cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da và trong một số trường hợp sẽ xảy ra ở vành tai. Lúc này, da ở vành tai sẽ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa, đau rát hoặc nứt nẻ.
6. Viêm sụn vành tai
Viêm sụn vành tai là tình trạng các tổ chức thuộc vành tai, đặc biệt là sụn và màng sụn bị viêm lan tỏa, dẫn đến đau, sưng tấy hoặc áp xe tại những vị trí này. Tình trạng viêm sụn vành tai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương, côn trùng đốt, vệ sinh vành tai kém, các bệnh hệ thống (như viêm đa sụn tái phát, u hạt Wegener…), phẫu thuật tai, chích rạch dẫn lưu ổ áp xe…
Đặc biệt, tình trạng này dễ gặp phải do nhiễm khuẩn sau khi bạn xỏ khuyên hoặc do thói quen vệ sinh tai kém, đưa tay bẩn lên gãi tai. Các tác nhân gây viêm thường là vi khuẩn yếm khí, tụ cầu Staphylococcus, liên cầu Streptococcus, Pseudomonas aeruginosa…
Tình trạng viêm sụn vành tai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây co rúm vành tai không phục hồi, từ đó ảnh hưởng đến hình dạng tai cũng như khả năng nghe.
Mách bạn cách xử lý và và phòng ngừa tình trạng vành tai bị sưng ngứa

Việc xử lý và phòng ngừa tình trạng vành tai bị sưng ngứa sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Dưới đây là một số cách bạn có thể làm để hạn chế tình trạng này theo từng nguyên nhân cụ thể:
1. Vành tai bị sưng ngứa do xỏ khuyên tai
Vành tai bị sưng ngứa sau khi xỏ khuyên là tình trạng bình thường và có thể hết sau khoảng vài ngày. Để giảm đau và ngứa vành tai, bạn có thể dùng một ít đá lạnh, cho vào khăn hoặc túi vải rồi chườm lên vị trí xỏ khuyên. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh lỗ xỏ khuyên mỗi ngày 3 – 4 lần để tránh nhiễm trùng. Nếu bị đau gây khó chịu, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
Trong trường hợp bị đau và ngứa vành tai dữ dội hoặc kéo dài sau xỏ khuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám vì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng, bạn sẽ cần dùng kháng sinh để điều trị.
2. Côn trùng cắn
Trong trường hợp vành tai bị sưng ngứa do côn trùng cắn, việc dùng các thuốc kháng histamine đường uống hoặc kem hydrocortisone bôi ngoài da có thể giúp làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau và ngứa trở nên nghiêm trọng hơn hoặc lan rộng đến các vị trí khác thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay vì đây có khả năng là dấu hiệu của phản ứng dị ứng.
Để phòng ngừa côn trùng cắn, bạn có thể thử áp dụng một số cách sau:
- Dùng các sản phẩm chống côn trùng
- Vệ sinh nhà cửa, nơi ở sạch sẽ
- Giăng màn khi ngủ
- Tránh đi vào những nơi nhiều cây cối rậm rạp, ao tù…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!