Da ống tai được bảo vệ bằng hệ thống lông và chất ráy. Ráy tai được tế bào tuyến của da ống tai bài tiết một cách tự nhiên. Cùng với hệ thống lông ở cửa tai, ráy tai sẽ bắt giữ những tác nhân gây hại và loại bỏ chúng ra ngoài. Nhờ thế, ống tai luôn sạch sẽ để tham gia tốt vào quá trình thu nhận và truyền dẫn âm thanh. Thường thì ráy tai có màu vàng và hơi sệt nhưng đôi khi nó lại “chuyển màu”, trở nên sậm hơn hoặc thậm chí nó… đen thùi lùi. Vậy, ráy tai có màu khác thường ấy có trở thành vấn đề khiến chúng ta lo lắng hay không, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Như chúng ta đã biết, “đã gọi là tai thì phải có ráy”. Ráy tai được tạo ra là hiện tượng sinh lý bình thường và nó có chức năng “bảo vệ sức khỏe” cho da ống tai. Nhờ độ bám dính của nó mà các bụi bẩn, vi khuẩn… bị “mắc kẹt” lại và nhờ cơ chế tự đào thải của nó mà những “vị khách không mời” đó bị tống xuất ra ngoài. Hơn nữa, nhờ có ráy mà độ pH sinh lý được duy trì, chống lại viêm nhiễm. Ráy tai thường có màu vàng “tươi tắn”, nhưng đôi khi nó lại biến màu thành nâu đen “u tối”. Vậy nguyên do là gì, nó có hại không, cách xử lý và phòng ngừa ra sao?
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khiến ráy tai màu đen
Ráy tai có màu đen thì đương nhiên là “không được tốt cho lắm”, tuy nhiên nó cũng không phải là điều “đáng lo ngại”. Trong bài viết này, chỉ đề cập tới vấn đề ráy tai bị sẫm màu đơn thuần, không đề cập tới việc ráy bị đổi màu do nhiễm nấm. Sau đây là một số nguyên nhân khiến ráy tai có màu đen:
1. Do rối loạn chức năng tự làm sạch
Trong nhiều trường hợp, ráy tai màu đen vón cục là dấu hiệu ráy bị tích tụ trong tai quá nhiều. Điều đó có nghĩa là, vì một nguyên nhân nào đó khiến tai không loại bỏ ráy một cách tự nhiên như bình thường.
Thông thường, ráy tai được thải ra khỏi ống tai một cách tự nhiên và thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tại ống tai, hoạt động tự đào thải này không diễn ra đủ nhanh hoặc các tuyến sản xuất quá nhiều ráy tai, thì việc tích tụ ráy trong ống tai là “có thật”, khiến lượng ráy bám ngày càng dày lên quanh ống tai tạo thành “nút ráy” và lâu dần sẽ trở nên sẫm màu hơn. Đây là nguyên nhân do rối loạn… “tự nó”.
Bạn có thể xem thêm:
2. Do cửa tai bị bít bởi các dụng cụ đặt trong ống tai
Trong một số trường hợp ráy tai màu đen là do cửa tai bị bít. Đây là nguyên nhân do tác động ngoại lai một cách “vô tình”. Nó hầu như bị “lờ lớ lơ” đi và bị cản đường ra trong những tình huống này. Đó là ở những người thường xuyên sử dụng nút bịt tai, dùng tai nghe dạng nhét tai, đeo máy trợ thính trong tai… Những vật dụng này, vô tình, vừa “chặn cửa”, vừa đẩy thụt ráy tai vô trong, khiến nó dồn ứ, lâu ngày sẽ thành… “cái thỏi đen đen”.
3. Ráy tai màu đen do lấy ráy tai sai cách
Tình trạng ráy tai màu đen vón cục có thể bắt nguồn từ việc sử dụng tăm bông để làm sạch tai không đúng cách có thể khiến ráy tai bị đẩy sâu vào trong, thậm chí, sát màng nhĩ.
Lâu ngày, mảng ráy bị nén dần sẽ cứng chắc lại và chuyển sang màu sẫm hoặc đen. Việc nút ráy dính sát và bịt kín màng nhĩ có thể gây:
- Đau tai
- Chóng mặt
- Giảm, thậm chí mất thính lực dẫn truyền.
Bạn có thể xem thêm:
4. Do giới tính và tuổi tác
Một số nghiên cứu cho thấy nam hay có nguy cơ bị tích tụ ráy tai hơn nữ nên ráy tai cũng sẫm màu hơn.
Hơn nữa, ráy tai cũng trở nên sậm màu theo tuổi tác. Ở người lớn tuổi, lượng ráy tiết ra thường ít hơn nhưng lại đặc và khô hơn, ống tai khó tự làm sạch hơn dẫn đến tích tụ và sẫm màu.
Không những thế, những người lớn tuổi thường bị lão thính nên hay sử dụng máy trợ thính, điều này cũng gây bất lợi cho cơ chế tự đào thải ráy.
Cách xử lý khi ráy tai bị đen đơn thuần
1. Xử lý ráy tai màu đen tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp, ráy tai chuyển màu đen không có nghĩa là đang bị bệnh, nó không gây ra mối lo ngại hoặc rủi ro gì về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cứ để nó tích tụ như vậy thì lâu ngày sẽ gây bít tắc, cản trở dẫn truyền âm thanh, tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi nấm phát triển gây viêm ống tai ngoài. Chính vì vậy, bạn cũng nên áp dụng những biện pháp khắc phục tại nhà như sau:
Thụt rửa ống tai
Bạn có thể thụt rửa tai bằng nước ấm, nước muối sinh lý (có độ ấm tương đương thân nhiệt). Đôi khi có thể dùng thêm tinh dầu hoặc oxy già (hydrogen peroxide). Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Bơm nước ấm (hoặc hỗn hợp nước ấm pha tinh dầu/oxy già) vào một ống xilanh hoặc bóng cao su nhỏ
- Bước 2: Nghiêng đầu sao cho tai được rửa hướng lên trần nhà
- Bước 3: Nhẹ nhàng đưa đầu ống xilanh vào ngay cửa lỗ của ống tai rồi từ từ bơm nước vào tai
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế đó trong 1-2 phút để ráy tai ngấm nước và rã ra, sau đó lật đầu lại cho tai úp xuống để nó tự chảy ra ngoài.
- Bước 5: Lặp lại như vậy với tai bên kia nếu cần thiết.
Hoặc, ta cũng có thể để bên tai cần rửa hướng xuống bồn rửa mặt, sau đó bơm rửa ngược lên để làm trôi ráy ra ngoài.
Bạn có thể xem thêm:
Dùng thuốc nhỏ tai
Sử dụng thuốc nhỏ tai tan ráy không cần kê đơn (OTC) cũng là một lựa chọn khác. Dung dịch thuốc sẽ làm mềm và tan rã ráy tai, do đó nó sẽ dễ dàng tự chảy ra ngoài hoặc hút rửa sẽ thuận lợi hơn. Các loại thường được dùng như Cerulyse (xylene), Glycerin-Boric, dầu Paraffin, dầu hạt đào…
Lưu ý:
- Trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị tại nhà nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Các phương pháp điều trị này không phù hợp với những người bị thủng màng nhĩ, kể cả trường hợp đang đặt ống thông hoặc bị rách do chấn thương.
2. Xử lý chuyên môn
Trường hợp có ráy tai màu đen nhưng việc tự xử lý ráy tại nhà không có kết quả hoặc khi thấy đau trong tai thì bạn nên đi khám.
Một số phương pháp mà bác sĩ có thể áp dụng là:
- Thụt rửa ống tai có kiểm soát: Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên tai mũi họng sẽ tiến hành bơm rửa để loại bỏ ráy.
- Hút ráy tai: Sử dụng máy hút với các loại ống hút thích hợp để có thể nhẹ nhàng lấy bỏ ráy tai.
- Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng: Những dụng cụ nhỏ như thìa, móc, kìm gắp… được thiết kế riêng cho lấy dị vật tai, nút ráy tai.
Toàn bộ quá trình khám xét, đánh giá và lấy bỏ ráy được làm dưới sự kiểm soát bằng mắt một cách rõ ràng qua đèn đội đầu, kính phóng đại hoặc máy nội soi. Do vậy sẽ làm sạch được triệt để hơn, tránh được việc vô ý làm tổn thương da ống tai.
Bạn có thể xem thêm:
Cách phòng ngừa tình trạng tích tụ ráy tai
Ráy tai sinh ra là để bảo vệ tai và ống tai có chức năng tự làm sạch. Do vậy, thông thường thì ta nên… “mặc kệ nó”. Không nên để cái “siêu sạch” nó ám ảnh mà can thiệp “thô bạo” vào ống tai bằng các loại tăm bông chọc ngoáy. Thói quen vệ sinh quá ấy sẽ làm mất lớp bảo vệ, tạo điều kiện cho nhiễm trùng tai. Hơn nữa, nó còn đẩy ráy tai vào sâu thay vì để tự rơi ra ngoài. Đối với các dụng cụ đặt trong ống tai như nút chống ồn, chống nước, tai phone, máy trợ thính… nên dùng theo đúng hướng dẫn, tránh lạm dụng trong thời gian dài mà cản trở sự bài xuất ráy của tai.
Nếu thấy tai “có vấn đề” thì nên đi khám, chẳng hạn như do rối loạn chức năng tự làm sạch gây tích tụ ráy trong ống tai, do dị vật… Bác sĩ sẽ xử lý ngay hoặc hướng dẫn bạn dùng các loại dung dịch hỗ trợ để làm mềm và tan rã cục ráy. Cuối cùng, nên đi khám định kỳ mỗi 6 hoặc 12 tháng để kiểm tra.
Ráy tai màu đen: Dấu hiệu nào cho thấy nó đang “giở chứng” và cần phải can thiệp?
Như đã nói ở trên, ráy tai tuy ngả màu đen do bị dồn nén, tích tụ thì cũng “chưa mới mức nào”, nhưng để lâu ngày quá mà “quên” không lấy ra thì có thể tiềm ẩn nguy cơ gây viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm. Vì thế, bạn cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
- Có cảm giác đầy tai
- Ngứa trong tai
- Chảy dịch, chảy mủ tai
- Ù tai, nghe kém
- Đau nhức tai
- Chóng mặt, buồn nôn
Bạn có thể xem thêm:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về ráy tai màu đen.
[embed-health-tool-heart-rate]