Tình trạng nhức dọc sống mũi đau đầu có cần lo lắng không phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân đa dạng của triệu chứng này. Một số trường hợp chỉ cần bạn tự chăm sóc tốt. Một số khác cần được theo dõi sát sao và chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Tình trạng nhức dọc sống mũi đau đầu có cần lo lắng không phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân đa dạng của triệu chứng này. Một số trường hợp chỉ cần bạn tự chăm sóc tốt. Một số khác cần được theo dõi sát sao và chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin đã được Hello Bacsi tổng hợp qua bài viết dưới đây.
Viêm mũi dị ứng là một loại bệnh tự phát do cơ thể quá nhạy cảm với các thành phần thường có trong không khí như phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo… Bệnh có thể khởi phát quanh năm hoặc theo mùa tùy vào tác nhân dị ứng.
Đây là một nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu thường gặp. Dị ứng làm cho niêm mạc mũi viêm và sung huyết gây sưng, đau, đồng thời tăng tiết dịch nhầy dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ngứa cổ họng, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, ù tai…
Tình trạng nhức dọc sống mũi đau đầu do viêm mũi dị ứng không có gì đáng ngại và thường tự khỏi. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, có thể tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như viêm họng cấp, viêm xoang…
Cảm lạnh và cảm cúm cũng gây viêm đường hô hấp trên và đều do virus gây ra. Dựa vào triệu chứng sẽ khó phân biệt bạn bị cảm hay cúm, vì 2 căn bệnh này khá giống nhau: sốt, có thể kèm theo ớn lạnh, ho, đau rát họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức dọc sống mũi đau đầu, mỏi cơ, mệt mỏi. Lưu ý là người bị cúm thường có triệu chứng nặng và ồ ạt hơn.
Cơ thể sẽ tự tiêu diệt virus và khỏi bệnh. Do đó, bạn cần nghỉ ngơi nhiều và ăn uống đầy đủ, có thể uống thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng nếu cần thiết. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh không tự khỏi và kéo dài có thể dẫn đến viêm họng bội nhiễm vi khuẩn, viêm phế quản và phổi, viêm xoang, viêm tai giữa… Bạn cần đi khám nếu triệu chứng bệnh không có dấu hiệu khá lên, sốt cao, sốt thành nhiều đợt không liên tục hoặc khó thở.
Xoang là những hốc rỗng thông với mũi nằm phía sau xương gò má và xương trán, được phủ bởi niêm mạc. Có 4 xoang là: xoang hàm, xoang sàn, xoang bướm và xoang trán.
Xoang có thể bị viêm do vi khuẩn, virus, hóa chất… xâm nhập trực tiếp từ môi trường hoặc các bệnh nhiễm trùng không được điều trị (cảm cúm, viêm nha chu…). Tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài, polyp, lệch vách ngăn… cũng có thể gây tắc nghẽn dẫn lưu dịch mũi, dẫn đến viêm xoang.
Khi xoang bị viêm, dịch nhầy, vi khuẩn, huyết thanh, bạch cầu… tập trung tại chỗ làm tăng áp lực xoang, xung huyết, phù nề… khiến người bệnh cảm thấy nhức dọc sống mũi đau đầu, mặt, hốc mắt hoặc trán tùy vào vị trí xoang bị viêm. Những triệu chứng điển hình khác bao gồm mất khứu giác, hơi thở hôi, dịch mũi màu vàng hoặc xanh giống như mủ.
Khi bị viêm xoang cấp tính, bạn cần điều trị dứt điểm tránh chuyển thành mạn tính với nguy cơ nhiễm trùng lan ra hốc mắt và màng não.
Nhức dọc sống mũi đau đầu có thể là hậu quả của các chấn thương gặp phải trong khi sinh hoạt, làm việc, chơi thể thao… Chấn thương dễ nhận biết hơn nếu mũi bị sưng, đỏ, đau, nhất là khi dùng tay sờ, mũi chảy máu, bầm tím bên dưới mắt…
Trong những trường hợp nhẹ, bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách chườm lạnh 15 phút vài lần trong ngày, uống thuốc giảm đau, kê cao gối khi ngủ (để giảm sưng) và cầm máu (nếu có). Sau khoảng 3 tuần vết thương sẽ lành hẳn.
Tuy nhiên trong những tình huống sau đây, bạn cần đến gặp bác sĩ:
Lưu ý: những dấu hiệu chấn thương nghiêm trọng cần được cấp cứu bao gồm mất nhiều máu hoặc không cầm được máu, mũi chảy dịch loãng như nước (rò dịch não tủy), nhức đầu dữ dội, nhìn mờ, đau nhức mắt, đau cứng cổ song song với tê tay.
Tìm hiểu thêm Những mẹo vặt chữa chảy máu cam an toàn hiệu quả bạn nên biết
Polyp là những khối tăng sinh lành tính sinh ra từ niêm mạc mũi hoặc xoang, mềm và không đau. Tuy nhiên polyp mũi có thể chèn ép khoang mũi, xoang gây ra cảm giác nhức dọc sống mũi đau đầu, làm tắc nghẽn các ống thông xoang, tạo điều kiện cho tình trạng viêm nhiễm phát triển. Bạn nên đi khám nếu thấy có các triệu chứng như cảm cúm thông thường nhưng kéo dài hơn 10 ngày như: nghẹt mũi, ra nhiều dịch mũi, dễ bị chảy máu cam…
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hình thành polyp mũi bao gồm: viêm mũi/xoang mạn tính, hen suyễn, tác dụng phụ của một số loại thuốc, một số rối loạn miễn dịch…
Vách ngăn mũi có thể bị lệch bẩm sinh hoặc do chấn thương. Vách ngăn bị lệch nhiều ngăn cản dòng không khí và tạo cảm giác nhức dọc sống mũi đau đầu do vách ngăn ép vào niêm mạc. Một bên mũi bị tắc làm cho người bệnh thở phì phò, khi ngủ thích nằm nghiêng về một bên cố định. Lâu dài không điều trị tình trạng có thể sinh ra bệnh viêm mũi xoang mạn tính.
Những nguyên nhân có thể gây nhức dọc sống mũi đau đầu khác bao gồm: mụt nhọt, u hạt, dị vật mắc kẹt trong mũi, biến chứng do phẫu thuật mũi, nọc độc côn trùng, ung thư mũi…
Bạn có thể giảm nhẹ sự khó chịu khi bị nhức dọc sống mũi gây đau đầu bằng cách:
Đọc đến đây hẳn bạn đã biết các triệu chứng đi kèm thường giúp xác định nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu có đáng ngại không. Đồng thời qua đó cũng gợi ý cho bạn cách tự chăm sóc phù hợp:
Dù nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu là gì, có xác định được hay không, bạn nên áp dụng chung nguyên tắc là đi khám nếu triệu chứng kéo dài khoảng 3 – 5 ngày mà không thuyên giảm. Ngoài ra, cần đi khám càng sớm càng tốt nếu có một trong các triệu chứng nghiêm trọng như: đau nhức nhiều, mũi chảy mủ, sốt cao, khó thở, suy giảm nhận thức…
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!