Việc thường xuyên bị chảy máu cam có thể làm cho bạn lo lắng. Vậy vì sao bị chảy máu cam hay bị chảy máu mũi nên làm gì? Có mẹo vặt chữa chảy máu cam nào an toàn và dễ áp dụng hay không?
Mời bạn cùng tìm hiểu với Hello Bacsi về bệnh chảy máu cam và cách điều trị qua các thông tin dưới đây nhé!
Chảy máu cam là gì?
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi xảy ra phổ biến đến mức khoảng 60% dân số từng trải qua hiện tượng này ít nhất một lần trong đời. Mặc dù có thể khiến bạn hoảng sợ, nhưng hiện tượng chảy máu cam lại thường không có gì đáng ngại. Sở dĩ có hiện tượng chảy máu cam là do bên trong mũi có mạng lưới nhiều mạch máu lớn nhỏ nằm sát bên dưới bề mặt niêm mạc, nên có thể dễ dàng bị tổn thương. Cũng vì vậy mà chảy máu cam gồm có 2 trường hợp:
- Chảy máu mũi trước: là trường hợp chảy máu cam thông thường xảy ra khi một trong các mao mạch li ti mỏng manh nằm gần lỗ mũi hơn bị vỡ. Vì vậy lượng máu chảy không nhiều và thường không cần lo lắng.
- Chảy máu mũi sau: những mạch máu phía sau lớn hơn, khi nứt vỡ gây mất nhiều máu, máu có thể chảy ngược xuống họng. Bạn nên đến bác sĩ để cầm máu nếu gặp phải trường hợp này.
Điểm mặt các nguyên nhân gây chảy máu cam
Trước khi tìm hiểu các mẹo vặt chữa chảy máu cam, hãy cùng điểm qua các nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng này.
Bạn đang quan tâm đến vấn đề hay bị chảy máu cam là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ em trong khoảng từ 3 – 10 tuổi là đối tượng dễ bị chảy máu cam vì niêm mạc, mạch máu mỏng và hay bị kích ứng, cũng như thói quen ngoáy mũi. Ngoài ra, đối tượng dễ bị chảy máu cam hơn còn có phụ nữ mang thai (do mạch máu giãn nở) và người cao tuổi (do huyết áp cao và tác dụng phụ từ các loại thuốc chống huyết khối). Đa số các trường hợp chảy máu cam là do những nguyên nhân không đáng ngại như:
- Không khí khô do thời tiết, do sử dụng máy lạnh
- Thường xuyên ngoái mũi hoặc hỉ mũi quá mạnh
- Lạm dụng các loại thuốc xịt trị nghẹt mũi, sổ mũi
Ngoài ra, hiếm khi chảy máu cam có thể là biểu hiện của một vấn đề đáng ngại hơn cần được quan tâm như:
- Chấn thương mũi, mặt, đầu
- Dị hình vách ngăn ngăn mũi, khối u, polyp mũi
- Bệnh rối loạn đông máu, bệnh về máu, bệnh bạch cầu…
Làm gì khi bị chảy máu cam? Đâu là cách xử lý đúng khi bị chảy máu cam?
Cách cầm máu cam là như thế nào hay cách trị chảy máu cam là gì? Khi bị chảy máu cam, bạn không nên hoảng loạn để tránh tăng huyết áp và mất máu nhiều hơn. Do đó, bạn nên bình tĩnh thực hiện các bước sơ cứu sau để cầm máu cam một cách nhanh chóng và gọn gàng nhất có thể:
- Ngồi thẳng, tuyệt đối không nằm hay cúi người và luôn giữ đầu cao hơn tim
- Dùng ngón trỏ và ngón cái giữ chặt 2 bên cánh mũi trong ít nhất 5 phút và giữ tiếp 10 phút nữa nếu vẫn chưa ngừng chảy máu. Thở bằng miệng.
- Hơi chúi đầu về phía trước để ngăn máu chảy ngược xuống họng
- Sau khi máu ngưng chảy, không được cúi đầu, vận động mạnh hay hỉ mũi, ngoái mũi trong một vài ngày.
Để trị chảy máu cam, bạn có thể dùng thuốc xịt trị nghẹt mũi (như oxymetazoline) để kích thích máu ngưng chảy, nhưng không nên lạm dụng vì sẽ làm cho niêm mạc mỏng và dễ bị chảy máu cam hơn.
Trường hợp gặp phải một trong các biểu hiện như:
- Mất máu nhiều, khoảng từ 200ml
- Không cầm được máu sau 15 – 20 phút
- Vừa bị va chạm mạnh ở mặt hoặc đầu
- Khó thở
Thì cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được nhân viên y tế xử lý chảy máu cam khẩn cấp và đúng cách nhé.
Mách bạn 4 mẹo vặt chữa chảy máu cam an toàn, dễ áp dụng
Các cách trị chảy máu cam hay mẹo chữa chảy máu cam, mẹo vặt chữa chảy máu cam hiệu quả là làm gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!
Khi bị chảy máu cam, bạn có thể thử áp dụng những mẹo vặt chữa chảy máu cam an toàn cho cả người lớn và trẻ em sau để chấm dứt nhanh tình trạng và tránh tái phát.
1. Chườm lạnh bên ngoài mũi – mẹo vặt chữa chảy máu cam an toàn và hiệu quả
Một trong những mẹo vặt chữa chảy máu cam mà nhiều người thường rỉ tai nhau là chườm lạnh. Đây là cách cầm máu khá hiệu quả! Do đó, để giúp nhanh cầm máu, bạn có thể đặt túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh ngang qua mũi. Việc tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ kích thích các mạch máu co lại, nhờ đó sẽ giúp máu ngưng chảy nhanh hơn. Một điều lưu ý là không chườm trực tiếp đá lạnh lên da vì có thể gây bỏng lạnh nguy hiểm.
2. Mẹo vặt phòng ngừa chảy máu cam bằng nước muối sinh lý
Một cách trị chảy máu cam khác mà bạn có thể áp dụng là dùng nước muối sinh lý. Lý do là bởi nhờ có nồng độ cân bằng với môi trường trong cơ thể nên nước muối sinh lý có khả năng làm ẩm niêm mạc một cách an toàn. Ngoài ra với tác dụng làm sạch, nước muối còn hỗ trợ giảm kích ứng, viêm mũi, giảm phụ thuộc vào các loại thuốc, nhờ đó hạn chế các tác nhân dẫn đến chảy máu cam. Và do đó, đây cũng là cách xử lý khi bị chảy máu cam hay cách cầm máu cam hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
Để sử dụng như một mẹo vặt chữa chảy máu cam hay chính xác hơn là ngăn ngừa nguy cơ chảy máu cam, bạn có thể nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi mỗi ngày khi thời tiết khô hanh hoặc khi niêm mạc mũi bị khô và kích ứng (có thể thay bằng dạng chai xịt). Cũng đừng quên uống đủ nước để làm ẩm cơ thể từ bên trong nhé.
3. Mẹo vặt chữa chảy máu cam bằng các loại thức ăn thanh nhiệt
Việc ăn những thực phẩm thanh nhiệt để hỗ trợ chữa chảy máu cam theo kinh nghiệm dân gian là một mẹo vặt chữa chảy máu cam có cơ sở khoa học. Những loại rau có tác dụng thanh nhiệt như ngó sen, hẹ, củ cải trắng, rau má, mướp, đậu đen… đem lại công dụng giúp ổn định huyết áp.
Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp làm bền niêm mạc và mạch máu, đặc biệt là vitamin C và K. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy những thành phần này trong nhiều loại rau lá xanh, giá đỗ, ớt chuông, chanh, cam, ổi, đu đủ, kiwi… Vì vậy, hãy ăn nhiều rau củ quả để phòng ngừa chảy máu cam nhé.
4. Những mẹo vặt chữa chảy máu cam khác có thể tham khảo
Chảy máu cam phải làm sao hay cách cầm máu cam là làm thế nào? Ngửi một lát hành tây hoặc hành tím, dùng bông gòn thấm giấm táo chậm nhẹ vào mũi… khi bị chảy máu cam là những mẹo chữa chảy máu cam an toàn khác theo kinh nghiệm dân gian mà bạn có thể thử. Công dụng cầm máu được cho là nhờ vào tinh dầu trong hành tây, hành tím và tính axit nhẹ của giấm táo giúp kích thích đông máu nhanh hơn ở mạch máu bị vỡ. Dù vậy, mẹo vặt chữa chảy máu cam này có thể không phát huy tác dụng với tất cả mọi người.
Phòng ngừa chảy máu cam ra sao?
Bạn có thể phòng ngừa chảy máu cam xảy ra hoặc tái diễn bằng cách điều chỉnh những yếu tố nguyên nhân cần thiết như:
- Giữ ẩm niêm mạc bằng nước muối sinh lý, các loại kem, thuốc mỡ chống khô niêm mạc mũi hoặc đặt máy tạo độ ẩm trong phòng kín có sử dụng máy lạnh.
- Tránh ngoáy mũi bằng tay hoặc vật cứng
- Tránh hỉ mũi quá mạnh, nên mở miệng khi bị hắt hơi.
- Không lạm dụng các loại thuốc xịt trị nghẹt mũi mua ở quầy thuốc
- Ngưng hút thuốc (nếu có) kể cả hút thuốc thụ động
Tìm hiểu thêm 15 cách trị nghẹt mũi cấp tốc tại nhà để mũi nhanh thông thoáng
Khi nào nên đi khám?
Sau khi áp dụng những biện pháp phòng ngừa và mẹo vặt chữa chảy máu cam kể trên, bạn cần đi khám nếu:
- Vẫn bị chảy máu cam thường xuyên
- Có những triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, lạnh, da nhợt nhạt, thở không sâu
- Bỗng nhiên có các vết bầm tím nằm rải rác trên cơ thể
- Trẻ em dưới 2 tuổi bị chảy máu cam
Trường hợp bạn nghi ngờ chảy máu cam có liên quan đến việc điều trị bệnh, các loại thuốc đang sử dụng… thì cần gặp bác sĩ để có những điều chỉnh cần thiết nhằm xử lý chảy máu cao hiệu quả.
Mong rằng với những thông tin cơ bản nhất về hiện tượng chảy máu cam và mẹo vặt chữa chảy máu cam trên đây, bạn sẽ không còn lo âu và có cách xử lý khi bị chảy máu cam phù hợp khi không may gặp phải tình trạng này.
[embed-health-tool-heart-rate]