Chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ hô hấp, giúp bôi trơn đường thở và lọc bụi bẩn. Khi bạn hít vào, các chất gây dị ứng, virus và bụi sẽ dính vào chất nhầy, sau đó được loại bỏ khỏi cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi cổ họng nhiều chất nhầy hoặc nước bọt đặc nhầy, đờm trong cổ họng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và gây ra tình trạng tắc nghẽn.
Tham khảo thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng họng nhiều đờm hay dịch nhầy ở cổ họng quá mức.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng cổ họng nhiều chất nhầy
Nhiều người thường thắc mắc: nước bọt đặc nhầy, có chất nhầy ở cổ họng, cổ họng hay tiết dịch đờm đó là nguyên nhân bệnh gì? Thực tế, cơ thể mỗi người luôn tạo ra chất dịch nhầy ở cổ họng, hay đôi khi một số người gọi là nước bọt nhầy. Các chất nhầy ở cổ họng, phổi, xoang, dạ dày và ruột… đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, khi cổ họng có nhiều dịch nhầy, nước bọt nhớt hay cổ họng nhiều đờm, thì thường là do các vấn đề sức khỏe gây ra. Một số bệnh lý có thể kích thích cơ thể sản xuất quá nhiều chất nhầy ở cổ họng, bao gồm:
- Trào ngược axit
- Dị ứng
- Hen suyễn
- Các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp
- Các vấn đề về phổi, chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, xơ nang và phổi tắc nghẽn mãn tính
Đây là 5 nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy, nước bọt đặc nhầy hay cổ họng có đờm. Bên cạnh đó, đờm nhiều trong cổ họng hay cổ họng có nhiều dịch nhầy cũng có thể là do các yếu tố môi trường và lối sống, chẳng hạn như:
- Do độ ẩm không khí trong nhà thấp
- Do uống quá ít nước và chất lỏng
- Tiêu thụ quá nhiều cà phê, trà, rượu, dẫn đến hiện tượng mất nước
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Việc chất nhầy ở cổ họng tích tụ nhiều cũng có thể là do thói quen hút thuốc lá.
Điều trị tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy
Làm sao để giảm chất nhầy trong cổ họng? Nếu tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy, đờm nhiều ở cổ họng hay cổ họng có đờm diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và tư vấn kế hoạch điều trị cụ thể. Trong đó, một số cách sau đây có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng cổ họng nhiều đờm:
1. Dùng thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn chữa cổ họng nhiều đờm
Có thể dùng thuốc làm giảm chất nhầy trong cổ họng không? Câu trả lời là có.
Theo các chuyên gia, để điều trị tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy hay đờm nhiều ở cổ họng, bạn có thể dùng thuốc. Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn có khả năng làm loãng và hạn chế sự tích tụ chất nhầy trong cổ họng, bao gồm:
- Thuốc không kê đơn (OTC): Các loại thuốc ho như guaifenesin có tác dụng giảm tình trạng cổ họng có nhiều đờm và làm loãng dịch nhầy ở họng và phổi.
- Thuốc kê đơn chữa cổ họng nhiều chất nhầy: Việc dùng các loại thuốc làm tiêu nước bọt nhầy hay chất nhầy trong cổ họng, như nước muối ưu trương và dornase alfa, giúp giảm vấn đề đờm nhiều ở cổ họng. Bên cạnh đó, nếu chất nhầy tiết ra nhiều là do bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, nhằm giảm thiểu hiện tượng cổ nhiều đờm hay nhiều chất nhầy ở cổ họng.
2. Phương pháp tự chăm sóc tại nhà
Bạn cũng có thể hạn chế tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy, nước bọt đặc nhầy bằng các biện pháp khắc phục tại nhà sau:
- Súc miệng bằng nước muối: Phương pháp này có thể giúp tiêu diệt vi trùng và làm sạch/ loãng chất nhầy ở phía sau cổ họng. Nếu không có sẵn nước muối sinh lý, bạn có thể tự pha dung dịch nước muối, bằng cách hòa 1/2 thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm, súc miệng trong vòng 10-15 giây rồi nhổ ra.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Việc tăng độ ẩm trong không khí sẽ giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn, niêm mạc mũi và cổ họng bớt khô từ đó làm cho chất nhầy trong cổ họng không bị đặc, dễ dàng tống xuất chúng ra ngoài hơn.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước lọc có thể giúp loại bỏ chất nhầy ở cổ họng và giúp chất nhầy lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các loại chất lỏng ấm khác như nước dùng hoặc súp nhưng cần tránh uống đồ uống chứa caffeine, chứa cồn vì chúng có khả năng gây mất nước.
- Kê cao gối khi nằm: Việc nằm ngủ mà không kê gối hoặc kê gối quá thấp có thể tạo cảm giác chất nhầy đang tích tụ ở phía sau cổ họng.
- Tránh sử dụng thuốc thông mũi: Tác dụng phụ của một số loại thuốc thông mũi có thể khiến việc giảm và loại bỏ chất nhầy trở nên khó khăn hơn.
- Tránh các chất gây kích ứng, nước hoa, hóa chất và khói bụi ô nhiễm: Những chất này có thể gây kích thích niêm mạc, khiến cơ thể tiết ra nhiều chất nhầy và cổ họng sẽ có nhiều đờm hơn bình thường.
- Bỏ hút thuốc lá: Bỏ hút thuốc lá là việc rất hữu ích, đặc biệt là với bệnh phổi mãn tính như hen suyễn hoặc COPD.
Khi nào bạn cần đi khám?
Cơ thể của bạn luôn sản xuất chất nhầy. Mũi và cổ họng có thể sản xuất khoảng 1-2 lít chất nhầy mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu cổ họng tiết quá nhiều dịch nhầy hoặc cổ họng có nhiều chất nhầy thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được quan tâm. Bạn cần đến bệnh viện để thăm khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Dịch nhầy ở cổ họng quá nhiều, kéo dài hơn 4 tuần
- Chất nhầy ngày càng đặc hơn
- Chất nhầy gia tăng về khối lượng hoặc thay đổi màu sắc
- Sốt
- Đau ngực
- Khó thở
- Ho ra máu
- Thở khò khè
Hy vọng những thông tin mà Hello Bacsi vừa cung cấp bên trên về nguyên nhân cổ họng nhiều chất nhầy cùng cách điều trị tình trạng cổ họng có đờm sẽ hữu ích với bạn.
[embed-health-tool-heart-rate]