Thói quen chải răng và chải lưỡi có thể làm giảm bớt lượng vi khuẩn “dư thừa” trong miệng và gián tiếp ngăn ngừa “sỏi” hình thành trên amidan. Việc duy trì thói quen đánh răng sau khi ăn là điều nên làm.
Ngoài ra, một số người có “kỹ năng” cũng thường dùng mặt sau của bàn chải để lấy “sỏi” amidan. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích cho số đông. Bạn không nên tự ý đưa bất kỳ vật cứng hoặc sắc nhọn nào, kể cả đầu ngón tay để tác động lên amidan vì nó dễ gây trầy xước dẫn tới chảy máu và nhiễm trùng. Ở trẻ em, việc đưa bàn chải đánh răng vào phía sau cổ họng có thể khiến trẻ bị nghẹt thở.
Ngoài ra, động tác ho, khạc mạnh cũng có thể làm lay động và bật “sỏi” ra ngoài. Tuy nhiên, nếu “sỏi” amidan tồn tại dai dẳng và ngày một lớn hơn, bạn cần trao đổi tình trạng của mình với bác sĩ.
Tìm hiểu thêm Cách vệ sinh lưỡi đúng chuẩn giúp bạn giữ hơi thở thơm tho lâu dài
Tham khảo 4 cách trị sỏi amidan bằng thủ thuật y tế
Ngoài 6 cách lấy “sỏi” amidan hay cách trị sỏi amidan tại nhà đơn giản nêu trên, trong một số trường hợp cần thiết phải can thiệp, thí dụ như “sỏi” tồn tại dai dẳng, hay tái hình thành lại, “sỏi” gây viêm amidan tái diễn… thì bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một trong các phương pháp điều trị y khoa sau:
1. Điều trị bằng laser
Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng tia laser để loại bỏ các khe rãnh chứa “sỏi” amidan. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ trong quá trình tiến hành thủ thuật. Phương pháp này có ưu điểm là ít gây khó chịu và thời gian hồi phục tương đối nhanh. Bệnh nhân có thể tiếp tục ăn uống và hoạt động bình thường sau khoảng 1 tuần.
2. Điều trị bằng coblation
Phương pháp coblation sử dụng sóng radio cao tần biến đổi dung dịch muối đã được bơm vào khoang miệng thành các ion tích điện, tạo môi trường plasma để cắt mô, loại bỏ bớt các khe rãnh chứa “sỏi” trong amidan. Phương pháp này sinh nhiệt không đáng kể nên không gây cảm giác nóng rát như laser và thời gian hồi phục cũng nhanh.
3. Cắt amidan
Quyết định loại bỏ “nguyên cục” amidan được đưa ra khi các biện pháp ở trên thất bại hoặc amidan đã bị viêm mạn tính và tái diễn nhiều lần viêm cấp trong năm. Kỹ thuật cắt amidan có thể được thực hiện bằng phương pháp bóc tách truyền thống hoặc sử dụng laser hoặc sử dụng máy coblator tùy theo lựa chọn của bạn khi thảo luận với bác sĩ.
4. Chữa sỏi amidan bằng kháng sinh

Thông thường, bác sĩ hiếm khi dùng kháng sinh để trị cái “chứng” này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu “sỏi” bít tắc và gây nhiễm trùng, viêm sưng nhu mô amidan.
Dùng kháng sinh không phải cách điều trị tận gốc nguyên nhân cơ bản gây ra “sỏi”, chưa kể đến những tác dụng phụ không mong muốn của nó. Hơn nữa, bạn cũng không thể sử dụng kháng sinh dài ngày. Nếu như kháng sinh có thể tạm thời ngăn chặn hình thành “sỏi” thì sau đó nó lại tái phát ngay khi bạn ngừng thuốc.
Khi nào thì người bị sỏi amidan cần phải đi khám?
Nếu các cách lấy bã đậu amidan tại nhà hay cách lấy hạt trắng trong họng tại nhà ở trên không khắc phục được tình trạng của bạn hoặc “sỏi” amidan khiến bạn bị đau, khàn giọng hoặc hôi miệng dai dẳng, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám.
Bạn cũng cần gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc chèn ép của amidan với các biểu hiện sau đây:
-
- Khó nuốt
- Amidan sưng to, gây khó thở
- Đau lan lên tai
- Chảy mủ hoặc dịch trắng từ amidan
- Chảy máu ở vùng amidan
- Rối loạn ngưng thở khi ngủ
Hello Bacsi hy vọng rằng với 6 cách lấy “sỏi” amidan tại nhà cùng 4 thủ thuật y tế được giới thiệu trong bài, bạn đã biết cách “tống khứ” lũ bã đậu đáng ghét.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!