Theo ghi nhận, hội chứng synesthesia xuất hiện phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới.

Nguyên nhân
Nguyên nhân hội chứng synesthesia là gì?
Những người mắc phải căn bệnh này thường là bẩm sinh hoặc hình thành từ rất sớm, trong thời thơ ấu. Các nghiên cứu cho rằng hội chứng synesthesia có thể được di truyền từ cha mẹ sang con cái.
Bình thường, mỗi giác quan được kích thích bởi một khu vực khác nhau trong não bộ. Ví dụ, khi nhìn vào bức tường màu vàng neon, tín hiệu sẽ kích thích vùng thị giác sơ cấp nằm phía sau não bộ. Thế nhưng, người có hiện tượng cảm giác kèm không chỉ nhìn thấy màu sắc mà còn nếm được vị của nó khi nhìn vào bức tường.
Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng người bị hội chứng synesthesia có mức độ liên kết cao giữa các phần não phụ trách kích thích từng giác quan.
Một số chất cũng có khả năng khiến bạn gặp phải hiện tượng cảm giác kèm trong một khoảng thời gian. Sử dụng các chất gây ảo giác có thể khiến thần kinh hưng phấn và kết nối cảm nhận từ các giác quan với nhau.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hội chứng synesthesia?
Bạn có thể thực hiện thử một đánh giá trực tuyến miễn phí để xem bản thân có mắc phải hội chứng synesthesia hay không nhưng chỉ nên dùng để tham khảo. Bạn cũng có thể đến đến gặp một bác sĩ chuyên ngành thần kinh để trao đổi và được chẩn đoán rõ ràng hơn.
Khi hình dung ra chữ “A” trong đầu, liệu bạn có gán một màu sắc nào cho nó không? Nếu lướt qua toàn bộ bảng chữ cái, với từng chữ cái một, các màu sắc có hiện ra tương ứng với từng chữ cái không? Hãy thử và viết những thứ bạn cảm nhận được khi nhìn vào chữ cái hay bất kỳ ký tự nào. Các chữ cái riêng lẻ trông có giống nhau mỗi khi bạn hình dung lại chúng hay không? Nếu có, rất có thể bạn mắc phải hội chứng synesthesia.
Một thử nghiệm khác khi nghe nhạc bạn cũng có thể làm thử. Hãy bật một bài nhạc cổ điển mà bạn chưa từng nghe trước đây, nhắm mắt thư giãn rồi tận hưởng các giai điệu ấy. Liệu bạn có nhìn ra màu sắc nào khi nghe những âm thanh từ bản nhạc đang bật? Mỗi nhạc cụ đôi khi tương ứng với một màu sắc khác nhau? Thị giác của bạn cũng hoạt động mạnh mẽ bên cạnh thính giác không? Nếu đúng như vậy, bạn có khả năng cao thuộc hội chứng synesthesia.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!