Chứng co cứng co giật toàn thân hay còn được gọi là cơn động kinh lớn là một loại động kinh liên quan đến toàn bộ cơ thể, xảy ra khi sóng điện não hoạt động bất thường dẫn đến cơ bắp co cứng và mất ý thức.
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Chứng co cứng co giật toàn thân hay còn được gọi là cơn động kinh lớn là một loại động kinh liên quan đến toàn bộ cơ thể, xảy ra khi sóng điện não hoạt động bất thường dẫn đến cơ bắp co cứng và mất ý thức.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn về chứng động kinh này qua các thông tin sau đây nhé!
Chứng co cứng, co giật toàn thân là một loại động kinh liên quan đến toàn bộ cơ thể. Chứng bệnh này còn được gọi là bệnh động kinh lớn. Tình trạng này xảy ra khi sóng điện não hoạt động bất thường dẫn đến cơ bắp co cứng và mất ý thức. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày.
Nhiều người trước khi phát bệnh thường có các dấu hiệu như bị ảo giác, chóng mặt và gặp vấn đề với các giác quan của mình (thị giác, vị giác và khướu giác thay đổi). Tiếp theo đó, cơ bắp của người bệnh sẽ co thắt dữ dội kèm theo các triệu chứng như:
Khi đã kiểm soát các triệu chứng trên, người bệnh có thể trở lại trạng thái tỉnh táo hoặc tiếp tục có các dấu hiệu sau:
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu của cơn co cứng co giật toàn thân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
Các sóng điện não hoạt động bất thường là nguyên nhân gây ra cơn co giật toàn thân. Ngoài ra, động kinh còn có thể là kết quả của những vấn đề sức khỏe, cụ thể là:
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chứng co cứng, co giật toàn thân bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra sức khoẻ. Bác sĩ sẽ chụp điện não đồ (EGG) nhằm kiểm tra hoạt động sóng điện của não. Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể được thực hiện. Ngoài ra, các xét nghiệm máu cũng sẽ được thực hiện nhằm kiểm tra các nguyên nhân khác gây ra co giật.
Phương pháp điều trị chính cho chứng co cứng co giật toàn thân là uống thuốc. Đôi khi bác sĩ sẽ cho bạn dùng nhiều hơn một loại thuốc chống co giật nếu họ nhận thấy sự kết hợp các loại thuốc này sẽ làm cho quá trình điều trị tốt hơn. Thường thì thuốc sẽ làm giảm tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật, nhưng một số bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục lên cơn co giật. Bác sĩ có thể lấy mẫu máu thường xuyên để chắc chắn rằng bạn sử dụng đúng liều. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn thay đổi chế độ ăn hợp lý cũng như sẽ chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến chứng co cứng, co giật toàn thân:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!