Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ sẽ giúp bệnh nhân dần phục hồi sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát cũng như các tình trạng có liên quan khác.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ sẽ giúp bệnh nhân dần phục hồi sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát cũng như các tình trạng có liên quan khác.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm xảy ra bất cứ lúc nào và dẫn đến tử vong đột ngột. Vì vậy, nếu đang lo lắng về đột quỵ, bạn hãy tìm hiểu những thông tin bổ ích để ngăn ngừa căn bệnh này nhé. Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân vừa trải qua cơn đột quỵ thì việc duy trì chế độ ăn lành mạnh rất cần thiết. Sau khi đột quỵ, cơ thể bệnh nhân có nguy cơ cao thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, bạn không nên giảm cân sau cơn đột quỵ vì chúng sẽ làm chậm quá trình hồi phục. Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng có thể là do:
Do đó, bệnh nhân và người chăm sóc cần biết những loại thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân với chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ để giúp họ ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về một chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ bạn nhé.
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. Những bữa ăn ít chất béo, ít muối và nhiều rau củ, trái cây giúp làm giảm các mối nguy hiểm như cholesterol cao, tăng huyết áp, thừa cân và tiểu đường. Những thông tin dưới đây chỉ là những hướng dẫn chung. Vì vậy, chúng đôi khi không phù hợp với những người nhẹ cân và người gặp vấn đề nhai nuốt. Bạn nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ phù hợp nhất.
Trái cây và rau củ. Chúng có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ vì có chứa các chất sau đây:
Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt chứa chất xơ, folate và các loại vitamin khác. Chúng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Nước. Bạn nên uống 8–10 ly nước một ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Các chất béo lành mạnh bao gồm chất béo đa không bão hòa và chất béo đơn không bão hòa. Các chất béo này thường có trong:
Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ cũng cần hạn chế một số chất dưới đây để đảm bảo sức khỏe bệnh nhân.
Các chất béo không lành mạnh: bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chúng có trong các loại thực phẩm sau:
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm gia tăng lượng cholesterol, tăng nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân.
Muối. Bữa ăn có quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ.
Đồ uống có cồn. Bạn nên chia sẻ với bác sĩ về lượng rượu bia đã sử dụng, vì cồn có khả năng phản ứng với một số loại thuốc. Nó còn khiến bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp.
Bệnh nhân sau cơn đột quỵ thường chán ăn, vì vậy để đạt được một chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ, người chăm sóc nên giúp bệnh nhân bằng cách:
Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ góp phần giúp bệnh nhân hồi phục nhanh. Bạn có thể tham khảo những thông tin để hỗ trợ người thân vượt qua giai đoạn này nhé.
Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nutrition Tips for Stroke Survivors http://www.strokeassociation.org/STROKEORG/LifeAfterStroke/HealthyLivingAfterStroke/Nutrition/Nutrition-Tips-for-Stroke-Survivors_UCM_308569_SubHomePage.jsp. Ngày truy cập 10/07/2017
Diet after stroke fact sheet https://strokefoundation.org.au/About-Stroke/Help-after-stroke/Stroke-resources-and-fact-sheets/Diet-after-stroke-fact-sheet. Ngày truy cập 10/07/2017
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!