Phương pháp điều trị bao gồm thuốc chống viêm, propranolol hoặc liệu pháp phản hồi sinh học.
Bị giật nhói ở đầu có nguy hiểm không?
Đa phần, bị giật nhói ở đầu chỉ gây cản trở tạm thời, bạn có thể giải quyết tình trạng này tại nhà. Tuy nhiên, một số cơn bị giật nhói ở đầu có thể do những nguyên nhân nghiêm trọng tiềm ẩn như đột quỵ, khối u não hoặc viêm màng não. Hãy hỏi kiến bác sĩ nếu bạn bị đau đầu thường xuyên hoặc đau đớn.
Các bệnh nguy hiểm khiến bạn bị giật nhói ở đầu
Có 10% nguyên nhân gây đau đầu là do những bệnh như phình vỡ động mạch, khối u não hoặc dị dạng mạch máu não. Nó có thể gây ra những cơn đau đầu sấm sét, đau nhói và dữ dội như bị sét đánh. Đau lên đến đỉnh điểm trong vòng chưa đầy một phút, sau đó vẫn có thể kéo dài trong vài giờ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cơn đau xảy ra âm ỉ.
Bên cạnh đó, bị giật nhói ở đầu do thiếu máu não còn kèm theo các tiệu chứng như hoa mắt, chóng mặt đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Người bệnh cũng thường khó để giữ cân bằng, thường xuyên loạng choạng và có nguy cơ té ngã cao.
Đây đều là những tình huống bị đau nhói ở đầu cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Đừng chần chờ mà hãy gọi 115 hoặc nhờ người bên cạnh đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ để khám đau đầu?
Nếu bạn thuộc trường hợp sau đây khi bị đau nhói ở đầu, hãy đi thăm khám bác sĩ:
- Cơn đau đầu diễn ra thường xuyên hơn hoặc nặng hơn.
- Bạn đang bị đau đầu dữ dội do dùng thuốc giảm đau thường xuyên.
- Bị giật nhói ở đầu thường khởi phát khi bạn hắt hơi, ho hoặc tập thể dục.
- Trên 65 tuổi và tình trạng bị giật nhói ở đầu khác biệt với những cơn đau đầu trước đó.
- Bạn đang mang thai, mới sinh hoặc có tiền sử ung thư, hệ miễn dịch yếu bị đau giật nhói ở đầu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!