Giai đoạn viêm khớp gout mãn tính Bệnh gout cấp tính không được điều trị sẽ dẫn tới gout mãn tính. Quá trình phát triển thành bệnh gout mãn tính có thể mất đến 10 năm hoặc lâu hơn. Trong giai đoạn này, các tophi (nốt cứng) phát triển trong khớp và vùng da, mô mềm bao quanh khớp. Tophi cũng có khả năng phát triển ở các bộ phận khác trong cơ thể như tai. Các tophi này phát triển dễ gây tổn thương vĩnh viễn cho khớp của bạn, nhiều trường hợp bị mất khả năng vận động. Các cơn đau có khi sẽ còn đó chứ không biến mất như trước.
Trong giai đoạn viêm khớp mãn tính, dĩ nhiên là người bệnh vẫn thấy các dấu hiệu như khớp viêm, sưng đau, nóng đỏ; khả năng vận động giảm. Ở một số người, khi bệnh gout được cải thiện, vùng da xung quanh khớp bị ảnh hưởng (ngứa và bong tróc). Nhiều khớp trên khắp cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng. Thông thường, khớp ngón chân cái là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên. Cơn viêm khớp sẽ đột ngột phát sinh, làm ngón chân cái của người bệnh sưng to và ấm khi chạm vào. Ngoài ngón chân cái, các khớp khác có khả năng cao bị bệnh gout tấn công bao gồm:
- Mắt cá chân
- Đầu gối
- Ngón tay
- Khuỷu tay
- Cổ tay
- Gót chân
- Mu bàn chân
Chẩn đoán bệnh gout
Để chẩn đoán bệnh gout, bác sĩ sẽ lấy bệnh sử của bệnh nhân, kiểm tra khớp bị ảnh hưởng và làm xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bệnh nhân một vài thông tin về:
- Các triệu chứng khác
- Các loại thuốc bệnh nhân hiện đang dùng
- Chế độ ăn uống của bệnh nhân
- Cơn gout diễn ra như thế nào (tốc độ, độ nghiêm trọng của cơn đau, thời điểm cơn gout tấn công, các khớp nào bị ảnh hưởng)
Bác sĩ cần loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm và đau khớp khác, chẳng hạn như nhiễm trùng, chấn thương hoặc do một loại viêm khớp khác. Để chắc chắn, nhiều khi bệnh nhân còn cần thực hiện xét nghiệm máu để đo mức axit uric trong máu. Mức axit uric trong máu cao không có nghĩa là người đó bị bệnh gout và ngược lại, mức axit uric trong máu bình thường không đồng nghĩa với đối tượng không mắc bệnh gout.

Bác sĩ có thể chụp X-quang, siêu âm, CT hoặc MRI để kiểm tra mô mềm và xương.
Bác sĩ còn dùng cách rút dịch lỏng từ khớp bị ảnh hưởng, kiểm tra dịch này dưới kính hiển vi để tìm tinh thể axit uric. Tinh thể axit uric trong dịch khớp giúp xác định chắc chắn nhất để chẩn đoán bệnh gout.
Điều trị bệnh gout
Bước đầu tiên trong điều trị bệnh gout là kiểm soát cơn đau và viêm. Các cách thường được áp dụng là dùng thuốc (thuốc chống viêm, thuốc giảm đau), chườm lạnh chỗ khớp bị sưng và nghỉ ngơi.
Khi cơn đau đã được kiểm soát, bác sĩ có khi sẽ kê thêm thuốc làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn. Việc kê thuốc còn phụ thuộc vào những yếu tố như:
- Tần suất người bệnh bị các cơn gout tấn công
- Người bệnh có phát triển tophi hoặc sỏi thận
- Các vấn đề sức khỏe khác của người bệnh (như bệnh thận)
Các loại thuốc bác sĩ kê đơn thường bao gồm:
- Allopurinol (Aloprim, Zyloprim) làm giảm sản xuất axit uric
- Colchicine (Colcrys) làm giảm viêm
- Febuxostat (Uloric) làm giảm sản xuất axit uric
- Indomethacin (Indocin) là thuốc giảm đau NSAIDs mạnh hơn
- Lesinurad giúp cơ thể loại bỏ axit uric khi đi tiểu
- Pegloticase (Krystexxa) phá vỡ axit uric
- Probenecid (Benemid) giúp thận bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể bạn
- Steroid (còn được gọi là corticosteroid) chống viêm
Lối sống phù hợp để hỗ trợ phòng tránh và điều trị bệnh gout

Để phòng ngừa bệnh gout, chúng ta cần:
- Tập thể dục và có chế độ ăn uống cân bằng để kiểm soát cân nặng
- Uống nhiều nước
- Tránh xa đồ uống có đường, rượu, đặc biệt là bia
- Ăn ít thịt, nội tạng động vật, bánh ngọt và hải sản. Nạp protein từ các nguồn như sữa ít béo, sữa chua, phô mai…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!