- Đứng trước một bậc cầu thang và giữ cho cơ thể thăng bằng.
- Bước chân trái lên một bậc. Siết chặt cơ đùi trái rồi bước chân phải lên trên chạm với chân trái.
- Vẫn siết chặt cơ đùi khi từ từ hạ chân phải xuống dưới, chạm đất rồi lại nâng lên lần nữa.
- Lặp lại động tác 10 lần cho mỗi bên chân.
11. Đi bộ

Cho dù bạn có bị cứng hay đau đầu gối, đi bộ vẫn là một bài tập rất hữu ích. Bạn chỉ cần bắt đầu chậm rãi, giữ lưng thẳng và duy trì tiến độ đều đặn. Đi bộ có thể giúp giảm đau khớp, tăng cường cơ bắp, cải thiện tư thế và sự linh hoạt của cơ thể. Nó còn mang lại lợi ích tốt cho trái tim.
Nếu bạn chưa từng vận động nhiều, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục.
12. Tập thể dục cường độ thấp

Một số bài tập nhẹ nhàng phù hợp cho người bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm đạp xe, bơi lội và tập thể dục nhịp điệu dưới nước. Các bài tập dưới nước có thể làm giảm các cơn đau khớp.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “7 lợi ích khi bạn tập thể dục dưới nước“.
Đối với các hoạt động yêu thích của bạn như chơi golf, bạn nên hỏi bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống hoặc Vật lý trị liệu nên làm thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe các khớp.
Một ngày nên tập thể dục bao nhiêu lâu?
Tốt nhất nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Bạn có thể bắt đầu từ 10 phút mỗi ngày để dần hình thành nên thói quen vận động.
Khi mới bắt đầu tập, bạn có thể cảm thấy đau nhức cơ nhẹ. Đó là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cũng chớ bỏ qua bất kỳ triệu chứng đau khớp nào, nếu có dấu hiệu bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị từ sớm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!