Đôi khi, có một vài trường hợp không rõ nguyên nhân gây hoại tử vô mạch là gì.
Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi?
Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện lâm sàng kết hợp với kiểm tra chuyển động ở khớp háng của bạn để đánh giá về cơn đau nghi ngờ do hoại tử chỏm xương đùi gây ra.
Nếu người bệnh bị đau khớp háng dữ dội nhưng vẫn có khả năng cử động tương đối tốt thì chỏm xương đùi có thể chỉ mới bước đầu bị hoại tử. Ở những giai đoạn về sau, bề mặt chỏm xương đùi bị xẹp xuống, toàn bộ khớp bị viêm, gây mất cử động và cứng khớp.

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm hình ảnh có thể được chỉ định trong chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi:
- X-quang: Hình ảnh có thể bao gồm X quang thẳng và nghiêng là phương tiện được dùng để xác định chỏm xương đùi có xẹp hay không, nếu có thì ở mức độ nào.
- MRI: Những thay đổi ban đầu trong hoại tử chỏm xương đùi không được phát hiện trên hình chụp X quang có thể quan sát thấy khi chụp MRI. Chẩn đoán lâm sàng này giúp phát hiện hoại tử xương ở giai đoạn sớm chưa có triệu chứng và đánh giá mức độ xương bị ảnh hưởng.
Những phương pháp điều trị hoại tử chỏm xương đùi
Điều trị hoại tử chỏm xương đùi được chia thành điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) hoặc phẫu thuật. Trong đó, tuỳ thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân, mức độ đau, vị trí và mức độ hoại tử xương, các bệnh lý kèm theo khác,… mà bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị bảo tồn
Các biện pháp điều trị hoại tử chỏm xương đùi không xâm lấn có thể bao gồm:
- Dùng thuốc kháng viêm NSAIDs để giảm đau và các loại thuốc khác để giảm tải nguyên nhân gây ra hoại tử như thuốc chống loãng xương, thuốc hạ cholesterol, thuốc ngăn ngừa cục máu đông, thuốc giãn mạch…
- Cai rượu hoặc ngừng điều trị bằng corticoid nếu chúng là nguyên nhân hoại tử chỏm xương đùi.
- Sử dụng nạng và các công cụ hỗ trợ giúp giảm tải áp lực lên khớp háng.
- Nghỉ ngơi và tiến hành tập vật lý trị liệu để cải thiện và duy trì biên động vận động của khớp háng.
- Kích thích trực tiếp vào vùng khớp háng bằng dòng điện để khuyến khích cơ thể phát triển xương mới thay thế xương bị hư hỏng.
Mục tiêu chính của các biện pháp điều trị này là giảm đau, ngăn ngừa mất xương và cải thiện chức năng vận động. Điều trị bảo tồn thường chỉ phù hợp để kiểm soát hoại tử chỏm xương đùi ở giai đoạn đầu.
Điều trị phẫu thuật
Cho đến nay, sự lựa chọn điều trị hoại tử chỏm xương đùi thành công nhất là phẫu thuật. Một số biện pháp có thể được sử dụng bao gồm:
- Khoan giải ép chỏm xương đùi để giảm áp lực trong xương và tạo kênh cho các mạch máu mới nuôi dưỡng vùng bị ảnh hưởng của hông.
- Ghép xương thường đi kèm với khoan giải ép để giúp tái tạo xương khỏe mạnh và nâng đỡ sụn khớp háng.
- Ghép xương mác có cuống mạch.
- Thay khớp háng toàn phần là chỉ định cuối cùng nếu hoại tử tiến triển gây xẹp chỏm xương đùi.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa chỏm xương đùi?
Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn nhưng một số lưu ý dưới đây có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi và nâng cao sức khoẻ tổng thể:
- Hạn chế uống rượu, bia: Rượu, bia là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến hoại tử vô mạch khớp háng.
- Kiểm soát lượng cholesterol máu ở mức cho phép: Những phân tử chất béo tích tụ trong thành mạch quá nhiều sẽ cản trở lưu thông máu đến các khớp xương.
- Theo dõi quá trình điều trị với corticoid: Thảo luận với bác sĩ nếu bạn đã hoặc đang điều trị với corticoid liều cao hoặc trong thời gian dài. Các tổn thương do corticoid thường gặp ở những trường hợp điều trị nhiều đợt steroid liều cao.
- Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá làm hẹp mạch máu, làm tăng nguy cơ hoại tử xương.
- Tránh các hoạt động gây tổn thương cho khớp: Tránh các hoạt động như chạy bộ trên bề mặt cứng, nhảy cao hoặc tập thể dục quá mức sức chịu đựng của khớp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!