backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Những điều bạn cần biết về phẫu thuật ghép xương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 16/12/2016

    Những điều bạn cần biết về phẫu thuật ghép xương

    Ghép xương là phẫu thuật lấy mô xương để chữa trị gãy xương và khớp. Chấn thương hay những bất thường của hệ cơ xương khớp có thể làm tổn thương xương. Đôi khi phẫu thuật ghép xương được tiến hành để hỗ trợ các thiết bị cấy ghép trong cơ thể hay hỗ trợ nơi bị thiếu xương. Bác sĩ có thể dùng xương hay mô xương từ những phần khác của cơ thể, từ người hiến hay dùng mô xương nhân tạo.

    Các loại phẫu thuật ghép xương

    Có 2 kiểu ghép xương thường gặp:

    • Ghép khác gen cùng loài. Sử dụng mô xương từ người hiến khác;
    • Ghép tự thân. Sử dụng mô xương khỏe mạnh từ chính bản thân người bệnh, có thể là xương sườn, xương chậu, xương hông hay xương cổ tay.

    Phẫu thuật ghép xương theo kiểu nào sẽ được quyết định tùy vào độ thương tổn và tình trạng của người bệnh. Bác sĩ sẽ thảo luận và quyết định phương pháp tốt nhất cho bạn.

    Tại sao cần phải ghép xương?

    Có rất nhiều lí do khiến bạn phải tiến hành ghép xương. Xương định hình cấu trúc cơ thể, tạo sự ổn định và giúp ta vận động. Vì vậy, cần phải điều trị ngay khi xương bị tổn thương. Có 4 nguyên nhân chính khiến bạn phải ghép xương bao gồm:

    • Xương gãy phức tạp và gãy nhiều xương khiến các vết gãy không thể lành hẳn sau đợt điều trị ban đầu. Bạn cần tiến hành phẫu thuật để phục hồi xương;
    • Bác sĩ tiến hành ghép xương nhằm nối hai xương để chữa lành phần khớp ở giữa bị ảnh hưởng;
    • Bác sĩ tiến hành ghép xương để tái tạo xương hay thay thế xương bị mất khi bạn bị bệnh, tai nạn hay nhiễm trùng;
    • Chữa lành xương xung quanh vùng vừa được phẫu thuật để cấy thiết bị thay khớp, thay đĩa hay ốc vít.

    Những nguy cơ và biến chứng của ghép xương

    Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có nguy cơ gặp phải biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, phản ứng với thuốc gây mê. Khi lựa chọn ghép xương, bạn sẽ phải đối mặt với một vài nguy cơ như:

  • Đau;
  • Sưng tấy;
  • Tổn thương dây thần kinh;
  • Đào thải xương ghép;
  • Viêm;
  • Gãy xương ghép.
  • Bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm cách làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng.

    Chuẩn bị phẫu thuật ghép xương

    Giống như các phẫu thuật cần gây mê khác, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không ăn uống bất cứ thứ gì vào đêm trước ngày phẫu thuật. Bạn nên cho bác sĩ biết những loại thuốc và các loại thực phẩm chức năng mình đang dùng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngưng một số loại thuốc như aspirin hay thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật.

    Không đeo trang sức, khuyên, trang điểm, sơn móng tay, trâm cài, kính áp tròng để tránh gây nhiễm trùng.

    Bạn nên nhờ người nào đó đưa đón về nhà sau khi phẫu thuật vì bản thân sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển sau khi mổ.

    Quá trình ghép xương diễn ra như thế nào?

    Trong khi phẫu thuật, bạn sẽ được gây mê để ngủ sâu và không cảm thấy đau đớn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ rạch một đường trên da ở nơi cần ghép xương. Sau đó, phần xương thay thế sẽ được tạo hình để vừa với vùng cần ghép và được cố định lại bằng các thiết bị ghép như đinh ghim, đĩa, ốc vít, dây, cáp. Cuối cùng sau khi ghép xong, bác sĩ sẽ khâu vết mổ lại. Bạn cần phải dùng nẹp để hỗ trợ trong khi đợi xương lành hoàn toàn.

    Hướng dẫn chăm sóc sau khi ghép xương

    Bạn có thể cần từ 2 tuần cho đến hơn 1 năm để hồi phục, phụ thuộc vào độ lớn của vết gãy và kiểu ghép xương. Bạn cần sinh hoạt từ tốn và tránh vận động mạnh. Bạn cũng nên chườm đá và nên cố định treo vùng vừa ghép xương lên cao một tí, đặc biệt là vùng tay, chân để tránh xuất hiện những cục máu đông.

    Bỏ thuốc ngay lập tức nếu bạn đang hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ tổn thương phần xương ghép và làm chậm quá trình tái tạo xương. Bạn nên nhờ ai đó chăm sóc cho mình sau phẫu thuật. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn bạn cách tắm và chăm sóc vùng phẫu thuật.

    Bạn nên thảo luận với bác sĩ về phương pháp điều trị tốt nhất đối với tình trạng sức khỏe của mình. Hầu hết, những ca ghép xương ít có nguy cơ đào thải phần ghép. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận và chú ý những dấu hiệu của biến chứng. Cách tốt nhất là hãy thực hiện chế độ ăn nhiều dinh dưỡng và tập luyện cho những vùng cơ bình thường.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 16/12/2016

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo