Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cao mắc trật khớp háng bao gồm:
- Mắc bệnh béo phì;
- Sử dụng thuốc, dược phẩm (chẳng hạn như steroid);
- Có những vấn đề về tuyến giáp;
- Đã từng điều trị bức xạ;
- Có những vấn đề về xương liên quan đến bệnh thận.
Chẩn đoán và điều trị
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trật khớp háng?

Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và khám tổng quát cho trẻ. Bác sĩ sẽ xoay hông của trẻ và kiểm tra độ nhạy cảm. Bác sĩ cũng sẽ chụp X-quang khung xương chậu và vùng đùi từ nhiều góc khác nhau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cho trẻ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị trật khớp háng?
Nắn kín
Đây là phương pháp được chỉ định càng sớm càng tốt để đưa khớp xương trở lại vị trí cũ.
Điều trị không phẫu thuật
Nếu nắn kín thành công và không có hiện tượng gãy vỡ xương, bác sĩ sẽ chỉ định bạn các biện pháp điều trị bảo tồn tiếp theo. Trong giai đoạn này bạn có thể cần mang nạng để chân được nghỉ ngơi (trong từ 6-10 tuần). Sau thời gian hồi phục, bạn có thể dần bắt đầu lại các hoạt động bình thường bao gồm cả chơi thể thao.
Điều trị phẫu thuật
Điều trị trật khớp bằng phương pháp phẫu thuật nhằm ổn định xương bằng ghim hoặc đinh vít và giúp ngăn chặn khớp hông bị trượt hoặc di chuyển ra khỏi vị trí. Điều này chỉ thường được chỉ định khi nắn kín không hiệu quả hoặc trật khớp đi kèm với gãy xương.

Biến chứng
Trật khớp háng có thể dẫn đến những biến chứng nào?
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!