Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bong gân cổ chân?

Bong gân xảy ra khi khớp bị ép phải gập nhiều hơn bình thường, do đó làm đau dây chằng. Dạng phổ biến nhất xảy ra khi bàn chân xoay vào trong và toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào cổ chân. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bong gân cổ chân có thể là do bị trật cổ chân hoặc bàn chân khi nhảy, đi bộ hay tập thể dục. Đặc biệt khi không khởi động cơ thể kỹ càng trước khi tập luyện.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường bị bong gân cổ chân?

Bong gân chân thường xảy ra ở những người mang giày cao gót hoặc người chơi các môn thể thao như bóng rổ và bóng đá, sử dụng lực chân nhiều cũng như thực hiện các động tác dễ dẫn đến trật khớp chân.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bong gân cổ chân?
Nguy cơ bị bong gân cổ chân bao gồm:
- Đã từng bị bong gân chân trước đó
- Đi bộ, chạy hoặc chơi trên những bề mặt không bằng phẳng
- Mang giày thể thao không vừa chân hoặc không phù hợp mục đích sử dụng
- Chơi các môn thể thao đòi hỏi sự thay đổi vận động đột ngột về phương hướng như bóng đá, bóng rổ.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bong gân cổ chân?
Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tai nạn, khám cổ chân bệnh nhân để kiểm tra gân và dây chằng.
Đối với bong gân chân nhẹ thì không cần kiểm tra thêm. Đối với bong gân nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Bị bong gân cổ chân phải làm sao?

Để chữa chân bị bong gân, bạn cần được sơ cứu tại chỗ trước khi đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ. Bạn nên:
- Chườm đá ngay lập tức do chân sẽ bị sưng nhanh chóng. Không được chườm nóng trong 72 tiếng sau khi bị thương do sẽ khiến sưng nhiều hơn
- Nghỉ ngơi cổ chân, dùng nạng
- Hạn chế tối đa việc đi lại
- Bó ép hoặc dùng thanh nẹp cổ chân lại
- Nâng cổ chân lên cao
- Liệu pháp vật lý trị liệu có thể làm khỏe cơ, giúp hồi phục và giúp tránh bị chấn thương nhiều hơn
- Dùng thuốc kháng viêm không kê toa (ibuprofen) để làm bớt sưng và giảm đau.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!