Lún xẹp cột sống khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến tình trạng đau kéo dài. Nếu số lượng đốt sống bị tổn thương nhiều còn có thể đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống.
Bên cạnh đó, biến dạng cột sống do tình trạng lún xẹp cũng rất phổ biến. Nếu bạn là nữ giới và đang quan tâm đến bệnh loãng xương có nguy hiểm không thì đừng bỏ qua biến chứng này. Cột sống suy yếu đến mức biến dạng, dẫn đến đau lưng kéo dài, giảm chiều cao, gây gù lưng hay còng lưng. Thậm chí, gãy xương cột sống ở người loãng xương xảy ra ngay cả khi không có té ngã hay va chạm gì quá mạnh.
Ngoài ra, nếu loãng xương làm biến dạng đốt sống ngực cũng có thể dẫn đến biến dạng lồng ngực và nặng hơn là gây khó thở nghiêm trọng.

Giảm khả năng vận động
Một biến chứng nguy hiểm khác của loãng xương là làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Nhiều trường hợp, người bị loãng xương có thể bị tàn phế suốt đời, làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Theo thống kê, khoảng 30% ca gãy xương hông do loãng xương cần đến sự chăm sóc dài hạn. Người bị gãy xương do loãng xương có thể phải nằm bất động một chỗ, mọi sinh hoạt bình thường phải phụ thuộc vào người chăm sóc. Bên cạnh đó, việc nằm bất động trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến các biến chứng khác như hoại tử da, viêm phổi, tắc mạch chi,…
Những ai dễ mắc phải các biến chứng do loãng xương?
Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề: “Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?” thì bạn cũng nên biết thêm những đối tượng dễ mắc phải các biến chứng của loãng xương để chủ động phòng ngừa. Cụ thể như sau:
- Người cao tuổi, người ốm yếu nhẹ cân.
- Người có lối sống ít hoạt động thể chất, nghiện rượu, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá.
- Người ăn chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D lâu ngày.
- Phụ nữ thiếu hormone sinh dục do cắt bỏ buồng trứng, mãn kinh sớm hoặc mắc các bệnh về nội tiết.
- Người có tiền sử bệnh bị gãy xương trước đó.
- Người phải dùng thuốc corticoid, thuốc chống động kinh… kéo dài.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!