Ngoài ra, có một số ít tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm khi xảy ra, chẳng hạn như tổn thương xương hàm (hoại tử xương hàm) hoặc gãy xương đùi không điển hình (gãy xương đùi do chấn thương thấp). Tuy nhiên, nó chỉ thường gặp ở người bệnh ung thư được tiêm tĩnh mạch liều cao. Nguy cơ gặp sẽ tăng lên nếu sử dụng thuốc kéo dài trên 5 năm.
Liệu pháp liên quan đến hormone
Một số các liệu pháp liên quan đến hormone cũng có thể giúp ích trong cách điều trị bệnh loãng xương. Nhóm này bao gồm estrogen, testosterone và chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc raloxifene.

Phụ nữ vừa mãn kinh bị loãng xương uống thuốc gì thì hormone estrogen được cân nhắc rất nhiều. Nó có khả năng trì hoãn loãng xương do thay đổi estrogen đột ngột ở tuổi này. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ đông máu, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú và bệnh tim. Do đó, estrogen thường được sử dụng cho phụ nữ trẻ hoặc ở phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh nhiều hơn.
Ngoài ra, thuốc Raloxifene tạo ra tác dụng tương tự như estrogen đối với mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh mà không gây tác dụng phụ như estrogen. Ngoài việc điều trị loãng xương, raloxifene còn giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Thuốc ở dạng viên nén và được uống mỗi ngày, dùng liên tục trong 5 năm. Tác dụng phụ phổ biến là nóng trong người và làm tăng nguy cơ đông máu.
Ở nam giới, loãng xương có thể liên quan đến sự suy giảm dần mức độ testosterone do tuổi tác. Liệu pháp thay thế testosterone có thể cải thiện mật độ xương cho nam giới thiếu hụt testosterone. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị loãng xương khác đã được chứng minh có hiệu quả tốt hơn. Do đó, thuốc được khuyên sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với testosterone.
Loãng xương uống thuốc gì? Thuốc kháng thể đơn dòng
Loại thuốc kháng thể đơn dòng có tên là denosumab cho kết quả tăng mật độ xương tương tự, thậm chí tốt hơn khi dùng bisphosphonates, giúp làm giảm nguy cơ gãy xương. Denosumab được tiêm dưới da 6 tháng một lần cho cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, bạn có thể phải sử dụng thuốc vô thời hạn vì nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu ngưng dùng mật độ xương sẽ giảm, nguy cơ gãy cột sống cao.

Bên cạnh đó, một số biến chứng rất hiếm gặp khi sử dụng thuốc điều trị gãy xương denosumab là gây gãy hay nứt ở giữa xương đùi, chậm lành xương hàm (hoại tử xương hàm) hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Điều này có thể xảy ra sau một thủ thuật nha khoa chẳng hạn như nhổ răng.
Bạn nên đi khám răng trước khi bắt đầu dùng loại thuốc trị loãng xương này, đồng thời chăm sóc răng miệng và khám nha sĩ thường xuyên. Hãy cho nha sĩ biết rằng bạn đang dùng denosumab.
Nhìn chung, thuốc này hầu như chỉ được kê đơn khi những phương pháp điều trị khác đã thất bại.
Thuốc xây dựng xương
Loãng xương uống thuốc gì khi các phương pháp kể trên không hiệu quả? Lúc này, bác sĩ có thể khuyên bạn thử điều trị với:
- Teriparatide và abaloparatide: Đây là 2 loại thuốc có tác dụng tương tự như hormone tuyến cận giáp, giúp kích thích sự phát triển xương mới. Nó được tiêm dưới da hàng ngày và dùng trong 2 năm.
- Romosozumab: Thuốc đã được phê duyệt cho phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao. Tác dụng chính là tạo xương mới, giảm quá trình phân hủy xương và điều trị chứng loãng xương. Bạn sẽ được tiêm hai mũi liên tiếp nhau trong một tháng, mỗi tháng một lần như vậy và thường kéo dài khoảng 1 năm.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho vấn đề loãng xương uống thuốc gì. Để tìm được cho mình loại thuốc điều trị phù hợp thì đừng quen tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!