backup og meta

Làm dịu chứng đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà

Làm dịu chứng đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ chân. Tình trạng này có thể gây đau khiến bạn đi lại khó khăn và cảm thấy vô cùng khó chịu. Nhưng giờ bạn có thể yên tâm với cách trị đau cổ chân bằng phương pháp RICE ngay tại nhà.

Chứng đau cổ chân có thể dẫn đến những cơn đau buốt và gây khó chịu cho cổ chân của bạn. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp cổ chân bao gồm chấn thương do vận động như bong gân, điều kiện sức khỏe không ổn định chẳng hạn như chứng viêm khớp. Những lúc như vậy, cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Hello Bacsi sẽ giúp bạn đánh tan nỗi lo ấy chỉ với phương pháp RICE. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây đau cổ chân cũng như phương pháp RICE nhé.

Các nguyên nhân gây nên chứng đau cổ chân

Bong gân là một nguyên nhân khá phổ biến gây ra chứng đau cổ chân. Hiện tượng bong gân thường xảy ra khi cổ chân bị trượt hay bị vặn khỏi khớp, làm cho các dây chằng nối giữa các khớp cổ chân bị rách do chấn động mạnh. Nói cách khác, bong gân là sự tổn thương các dây chằng quanh khớp do chấn thương mạnh gây ra. Các dây chằng có thể bị bong ra khỏi chỗ khớp bám, bị rách, bị đứt nhưng không làm sai khớp.

Ngoài ra, đau cổ chân còn là kết quả của:

nguyên nhân và cách chữa chứng đau cổ chân

Điều trị chứng đau cổ chân ngay tại nhà bằng phương pháp RICE

Ngay sau khi bị chấn thương, chẳng hạn như đầu gối hoặc bong gân dẫn đến chứng đau cổ chân, bạn có thể giảm đau và sưng, thúc đẩy quá trình chữa lành và linh hoạt với phương pháp RICE. Phương pháp chữa đau cổ chân này bao gồm 4 bước chính:

Rest – Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi nhằm mục đích bảo vệ vùng đang bị thương hoặc đau. Ngừng hoặc tạm dừng bất kỳ hoạt động nào có thể gây đau hoặc nhức mỏi cho chân trong vài ngày đầu sau khi bị thương. Bạn cần tránh đặt trọng lượng cơ thể mình lên cổ chân như đi đứng quá nhiều. Hãy cố gắng càng ít đi lại càng tốt trong vài ngày đầu khi bị chứng đau cổ chân. Nếu cần phải đi bộ hoặc di chuyển nhiều, bạn nên dùng nạng hoặc gậy để chống đỡ bớt phần nào trọng lượng của cơ thể.

Ice – Chườm đá

chữa chứng đau cổ chân bằng cách chườm đá

Lạnh sẽ giúp làm giảm thiểu sưng đau. Chườm đá hoặc túi lạnh ngay lập tức là cách chữa đau cổ chân tại nhà khá hiệu quả để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sưng tấy. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chườm một túi đá lạnh lên trên mắt cá chân ít nhất trong vòng từ 10 đến 20 phút mỗi lần. Hãy thực hiện phương pháp này từ 3–5 lần/ngày liên tục ba ngày sau khi bị đau. Cách này giúp làm giảm tình trạng sưng và cơn đau tê buốt. Sau khi chườm, bạn ngồi thư giãn khoảng 90 phút trước khi chườm lại lần nữa.

Sau 48 đến 72 giờ, nếu hết sưng thì chườm nóng vùng bị đau. Không chườm đá hoặc chườm nóng trực tiếp lên da. Đặt một chiếc khăn lên trên túi chườm lạnh hoặc chườm nóng trước khi chườm lên da.

Compression – Nén, ép

Hãy nén hoặc bó cổ chân đang bị đau của bạn lại với băng gạc đàn hồi – giống gạc ACE để giúp làm dịu chứng đau cổ chân. Tránh không bó chân quá chặt vì nó sẽ gây sưng nhiều hơn bên dưới vùng bị ảnh hưởng, đồng thời khiến cho máu không lưu thông được, dẫn đến cổ chân bị tê liệt và ngón chân sẽ đổi sang màu xanh tái. Hãy nới lỏng băng nếu băng quá chặt. Các dấu hiệu cho thấy băng quá chặt bao gồm tê, ngứa ran, tăng cảm giác đau, mát hoặc sưng tấy ở vùng bên dưới băng.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn cần sử dụng băng gạc trong thời gian dài hơn 48 đến 72 giờ và một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện.

chữa chứng đau cổ chân bằng cách nén ép

Elavation – Nâng cao

Nâng cao vùng bị thương hoặc đau nhức trên gối trong khi chườm đá và bất cứ lúc nào bạn đang ngồi hoặc nằm. Cố gắng giữ vùng đó bằng hoặc cao hơn tim để giảm thiểu sưng tấy.

Nếu có thể, hãy giữ cho cổ chân của bạn nâng cao qua tim để tăng lưu thông máu bằng cách nằm ngửa và đặt cổ chân lên trên một chồng gối hoặc các loại vật dụng hỗ trợ khác như ghế.

Cuối cùng, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê toa như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và sưng. Chúng bao gồm: acetaminophen hoặc ibuprofen.

Chứng đau cổ chân khiến bạn khó chịu cả về thể xác lẫn tinh thần. Cổ chân chấn thương khiến sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng bị hạn chế khá nhiều. Chính vì vậy, hãy học cách sơ cứu cho chính mình để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé. Hầu hết chấn thương ở cổ chân đều lành bằng các phương pháp RICE điều trị tại nhà. Sau khi hết đau nhức, bạn hãy bắt đầu tập từ từ với các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh, sau đó tăng dần cường độ các bài tập này lên để phục hồi hoàn toàn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rest, Ice, Compression, and Elevation (RICE). https://www.uofmhealth.org/health-library/tw4354spec#:~:text=As%20soon%20as%20possible%20after,Rest. Ngày truy cập: 27/01/2022

Ankle Pain. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/15295-ankle-pain. Ngày truy cập: 27/01/2022

Ankle pain. https://www.mayoclinic.org/symptoms/ankle-pain/basics/causes/sym-20050796. Ngày truy cập: 27/01/2022

Foot and ankle pain. https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/foot-and-ankle-pain/. Ngày truy cập: 27/01/2022

Ankle pain. https://www.mayoclinic.org/symptoms/ankle-pain/basics/when-to-see-doctor/sym-20050796. Ngày truy cập: 27/01/2022

Ankle pain. https://www.nhs.uk/conditions/foot-pain/ankle-pain/. Ngày truy cập: 27/01/2022

6 OF THE BEST ANKLE PAIN REMEDIES AND TREATMENT OPTIONS. https://rejuvenateyourhealth.org/6-of-the-best-ankle-pain-remedies-and-treatment-options/. Ngày truy cập: 27/01/2022

ANKLE PAIN. https://www.medicoverhospitals.in/symptoms/ankle-pain. Ngày truy cập: 27/01/2022

Phiên bản hiện tại

27/01/2022

Tác giả: Xuyến Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

4 cách đơn giản trị nứt nẻ gót chân

5 bệnh lý và chấn thương thường gặp ở ngón chân


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 27/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo