Việc chăm sóc một người bị bệnh là cực kỳ khó khăn, đặc biệt là khi họ đang bị những cơn đau mãn tính hành hạ. Vì vậy, để chăm sóc tốt cho những người thân yêu của mình, bạn nên biết một ít về những phương pháp giảm đau.
Cơn đau đối với mỗi người hoàn toàn khác nhau. Vì những người khác nhau có khả năng chịu đau khác nhau. Hơn nữa, không có bất cứ một loại máy móc hoặc xét nghiệm y tế nào giúp đánh giá được việc này. Cách tốt nhất để biết mức độ đau của họ chính là hỏi trực tiếp họ. Bạn có thể yêu cầu người thân của mình đánh giá mức độ đau theo thang điểm từ 0 đến 10, với 10 là cơn đau nặng nhất mà họ từng gặp trong đời.
Và điều tiếp theo là bạn phải tin tuyệt đối vào câu trả lời của họ, vì chỉ có họ mới biêt họ đau đến mức nào. Đau thường không được điều trị đầy đủ khi các bác sĩ không phát hiện bất cứ bất thường gì kèm theo.
Người thân của bạn có thể mô tả cảm giác đau bằng những từ khác như “khó chịu”, “bỏng rát”, “nhức”. Đôi khi họ có thể giấu hoàn toàn nỗi đau của mình. Những trường hợp đó bạn phải để ý đến hành động và vẻ mặt của họ để đoán được họ có đau hay không. Mặt nhăn nhó hay rên rỉ là những dấu hiệu chung của đau đớn.
Để chăm sóc tốt cho người thân của mình, bạn cần phải biết một số phương pháp giảm đau. Bạn có hỏi bác sĩ về thuốc giảm đau và cách điều trị để giảm đau. Thuốc là một phương pháp phổ biến để giảm đau. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau đơn giản mua ở quầy dược mà không cần toa của bác sĩ, hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau mạnh hơn, thường chúng cần có sự cho phép của bác sĩ.
Thông thường các bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau khi bạn gặp phải đau đớn. Công việc của bạn là đảm bảo rằng người thân của mình sử dụng thuốc giảm đau đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số thuốc chỉ được sử dụng khi đang đau, nhưng một số loại khác được sử dụng đều đặn vào những thời điểm nhất định trong ngày, ngay cả khi không có đau. Tốt nhất là bạn nên làm đúng theo hướng dẫn trên đơn thuốc.
Bên cạnh các loại thuốc, bạn có thể sử dụng những phương pháp giảm đau khác. Có nhiều phương pháp điều trị khác đã được chứng minh là có hiệu quả trong giảm đau. Ví dụ:
Bạn nên xem xét tình trạng của người thân trước khi cho họ uống thuốc hoặc tư vấn về một liệu pháp nào đó. Ví dụ, nếu cơn đau là do bệnh gan, bạn không nên dùng acetaminophen hoặc ibuprofen.
Ngày nay có nhiều loại thuốc giảm đau mới hoặc các phương pháp điều trị điện hiệu quả hơn. Hãy thử tiếp cận với những công nghệ này, biết đâu chúng cũng sẽ có ích cho bạn.
Bạn có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong lối sống hằng ngày của bệnh nhân để giảm đau. Bạn có thể giúp họ áp dụng phương pháp điều trị đau bằng nhiệt và đá lạnh.
Liệu pháp nhiệt rất đơn giản. Người thân của bạn chỉ cần tắm nước từ vòi sen ấm, tắm trong bồn nước ấm và dùng khăn lau ấm sau khi tắm xong. Nhiệt sẽ giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau, và tạo cảm giác thoải mái.
Đối với liệu pháp lạnh, bạn có thể sử dụng nước đá hoặc túi chườm lạnh để làm mát da và giảm đau, đặc biệt là đau do viêm và sựng. Tuy nhiên, không nên đặt trực tiếp lên da, bạn nên đặt gián tiếp qua một miếng vải hoặc áo quần.
Bạn cũng nên quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhất để giúp người thân được thoải mái, điều này cũng giúp họ giảm đau. Ví dụ những việc nhỏ như đặt một chiếc gối hoặc đệm để giúp họ thoải mái hơn. Bạn có thể tìm hiểu về tập thở và kỹ thuật thư giãn để dạy cho bệnh nhân của bạn.
Nếu các thuốc giảm đau không có tác dụng, bạn nên báo cáo với các bác sĩ và yêu cầu họ sử dụng phương pháp điều trị khác. Nói chung, bạn nên báo với bác sĩ khi gặp những tình huống sau:
Nếu các triệu chứng sau đây xảy ra, bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức:
Hãy chuẩn bị trước những câu hỏi này trước khi đến khám bác sĩ:
Chăm sóc một người bị đau là một thách thức và khó khăn. Bạn nên luôn cập nhật tình hình và triệu chứng đau cho bác sĩ và đội ngũ y tế để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!