Hiện tượng đau cơ bụng sau khi tập thể dục có thể do căng cơ bụng quá mức. Ngoài ra, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.
Hiện tượng đau cơ bụng sau khi tập thể dục có thể do căng cơ bụng quá mức. Ngoài ra, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.
Vậy đâu là nguyên nhân chính và khi bị đau cơ bụng phải làm sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!
Cơ bụng là nhóm cơ nằm ở phía trước cơ thể, giữa xương chậu và xương sườn, hỗ trợ cố định các cơ quan và giúp cơ thể chuyển động, đi lại. Cơ bụng kết hợp cùng cơ lưng là những nhóm cơ cốt lõi, chúng hoạt động cùng nhau giúp bạn ngồi, đứng, đi bộ,…
Đau cơ bụng là khi nhóm cơ này bị kéo căng quá mức gây đau và thậm chí là tổn thương, rách cơ. Đau do căng cơ bụng có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào, cơ bụng trên, dưới hay bên trái và bên phải.
Lưu ý: Căng cơ bụng thường gây nhầm lẫn với thoát vị bởi chúng đều biểu hiện triệu chứng chung là đau cơ bụng. Tuy nhiên, nếu bị thoát vị, bạn sẽ quan sát thấy một khối u phồng lên ở vị trí thoát vị, gây đau hoặc bỏng rát. Đồng thời thoát vị sẽ gây buồn nôn, nôn, táo bón còn căng cơ bụng thì không.
Đau cơ bụng có thể mang nhiều đặc tính chẳng hạn như các cơn đau đặc biệt dữ dội khi:
Ngoài ra, khi bị đau nhóm cơ ở bụng, bệnh nhân cũng gặp phải các triệu chứng khác bao gồm:
Căng cơ bụng có thể chồng lấp hoặc đi kèm một nguyên nhân nguy hiểm khác, cần đi khám ngay nếu đau bụng kèm dấu hiệu:
Cơ bụng bị căng quá mức thậm chí là rách cơ bụng thường do các chấn thương hoặc vận động quá mức, chẳng hạn như:
Ai cũng có nguy cơ bị căng cơ bụng gây đau. Tuy vậy, vận động viên các môn thể thao như quần vợt hay bóng đá đòi hỏi phải vươn tay nhiều và di chuyển người sang hai bên sẽ có nguy cơ cao hơn.
Căng cơ bụng: Khi đột ngột tập bụng quá nhiều và mạnh. Nếu bạn tập bụng mà không khởi động trước cũng có thể dẫn đến căng cơ bụng.
Tập bụng không đều đặn: Khi tập bụng không thường xuyên, tập ngắt quãng cũng có thể khiến bạn bị đau do cơ bụng chưa thích nghi với lực ép từ các bài tập.
Thiếu nước: Khi tập chúng ta sẽ ra mồ hôi và mất điện giải khiến axit lactic chuyển hóa kém đi, tích tụ lại ở cơ bắp và tạp nên cơn căng đau cơ bụng.
Phần lớn những cơn đau cơ bụng nêu xuất hiện chậm thì sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày nghỉ ngơi hoặc tập nhẹ. Trường hợp cơn đau nặng hơn và kéo dài dai dẳng thì bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ y tế để kịp thời phục hồi. (6)
Để đánh giá các tình trạng đau ở vùng bụng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra đơn giản như đứng lên ngồi xuống. Bên cạnh đó, chụp X-quang có thể cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau cơ bụng.
Hầu hết các trường hợp căng cơ bụng sẽ tự thuyên giảm sau vài tuần mà không cần can thiệp điều trị. Điều trị nhằm làm giảm triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn và nhanh chóng phục hồi chức năng của các nhóm cơ bụng.
Chườm lạnh lên bụng bằng một túi gel (được bán ngoài nhà thuốc) hoặc một túi đá được bọc khăn cẩn thận. Chườm 20 phút mỗi lần, cách nhau 3-4 giờ.
Chườm lạnh giúp giảm viêm nếu được sử dụng trong vòng 72 giờ đầu sau khi tập luyện hoặc chấn thương.
Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp trước khi định vận động nhiều. Không chườm đá trực tiếp lên da và không chườm quá 20 phút mỗi lần.(3)
Tiếp theo đó chườm ấm xen kẽ chườm lạnh (hay còn gọi là trị liệu nhiệt). Đặc biệt nên dùng nhiệt ẩm 10-15 phút trước khi tập thể dục để giúp giãn cơ. Lưu ý không trị liệu bằng nhiệt khi có dấu hiệu sưng tấy.
Mang áo nịt bụng để hỗ trợ các cơ bụng và giảm thiểu sưng tấy.
Không nên sử dụng áo/đai nịt bụng thường xuyên:
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen có thể được dùng để làm dịu cơn đau do căng cơ bụng. Đọc kỹ nhãn và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc và không nên dùng quá 10 ngày.
Bác sĩ và các chuyên viên vật lý trị liệu có thể giúp bạn lên kế hoạch để lấy lại sức mạnh và độ linh hoạt của cơ bụng nếu cần thiết.
Áp dụng các động tác xoa, miết, phân hợp, vuốt lên các nhóm cơ bụng
Hãy để cơ bụng có thời gian nghỉ ngơi sau khi hoạt động cao độ như sau khi tập gập bụng. Điều này sẽ giúp cơ được thư giãn trở lại, tránh tình trạng căng cơ quá mức. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng đi kèm và cách xử lý căng cơ bụng quá mức gây đau cơ bụng. Hy vọng chúng hữu ích cho bạn!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh
Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!