Sữa lạc đà là loại sữa chính được ưa chuộng trong nhiều nền văn hóa ẩm thực Ả Rập qua nhiều thế hệ. Mặc dù không phổ biến như sữa bò, sữa dê nhưng thức uống này mang đến nhiều điểm cộng không thể bỏ qua.
So với việc dùng sữa bò, sữa dê… thì sử dụng sữa lạc đà thân thiện với môi trường hơn. Nguyên do là người Ả Rập không nuôi nhốt lạc đà với số lượng lớn như dê và bò… nên sẽ bảo vệ hệ sinh thái tốt hơn do lượng khí metan được thải ra môi trường ít hơn.
Tuy nhiên, do chi phí thu hoạch khá tốn kém, cao hơn nhiều so với thu hoạch sữa bò nên giá thành của sữa lạc đà cũng không quá “dễ chịu’. Vậy liệu thức uống này có đáng so với số tiền bạn sẽ bỏ ra? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Giá trị dinh dưỡng của sữa lạc đà
Theo các chuyên gia, sữa của lạc đà chứa hầu hết các axit amin với số lượng hợp lý. Protein của sữa có thể được chia thành hai nhóm: casein và whey protein. Loại sữa này còn đem đến một lượng phong phú axit béo không bão hòa như axit linoleic.
Theo các chuyên gia, sữa chứa khá nhiều vitamin, chẳng hạn như vitamin A, E, D, B và đặc biệt là vitamin C, loại vitamin mà sữa bò hoặc sữa trâu có thể thiếu. Hàm lượng các khoáng chất như canxi từ sữa lạc đà cũng tương đối cao hơn.
Những lợi ích của sữa lạc đà
Một số lợi ích sức khỏe mà loại sữa này mang đến cho bạn gồm:
1. Bảo vệ cho gan
Các chất dinh dưỡng trong sữa lạc đà có thể giúp chống lại virus gây bệnh gan.
Theo các chuyên gia, loại sữa này còn mang đến hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ men gan nhất định, đây là dấu hiệu khả quan cho mục tiêu cải thiện sức khỏe gan. Thức uống này cũng làm tăng mức tổng protein cơ thể đã bị suy giảm khi bạn chẳng may mắc bệnh gan.
Tại một nghiên cứu khác, sữa lạc đà nguyên chất được tìm thấy có khả năng hỗ trợ chống lại virus viêm gan C bằng cách giảm tải lượng virus viêm gan ở 75% số bệnh nhân.
Những tác động tích cực này có thể là do các khoáng chất từ sữa (như sắt và kẽm) và protein mang lại. Chúng có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm và điều hòa hệ miễn dịch.
2. Có thể hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Sữa lạc đà có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu cho thấy sữa từ lạc đà sẽ hỗ trợ bạn trong việc cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, thậm chí làm giảm lượng đường trong máu lúc đói, giảm kháng insulin và cải thiện mức cholesterol ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
3. Có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng tự kỷ
Sữa lạc đà có thể giúp chống lại stress oxy hóa, nguyên nhân gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh tự kỷ.
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một rối loạn thần kinh nghiêm trọng thường và khởi phát trước lúc bé đạt mốc ba tuổi. Tình trạng này đặc trưng bởi sự yếu kém trong giao tiếp, hành vi nhận thức.
Theo các chuyên gia, sự gia tăng của các gốc tự do sẽ làm trầm trọng thêm chứng tự kỷ và Alzheimer. Hầu hết bệnh nhân tự kỷ cũng đều có lượng chất chống oxy hóa trong cơ thể khá thấp.
Một bé gái 4 tuổi được cho uống sữa lạc đà trong 40 ngày. Ngạc nhiên thay, các triệu chứng tự kỷ của bé đã biến mất dần. Một cậu bé 15 tuổi khác cho thấy kết quả tương tự sau khi uống loại sữa này trong khoảng 30 ngày liên tục.
Những bệnh nhân này cũng được ghi nhận là trật tự hơn và giảm thiểu hành vi tự làm đau bản thân.
4. Có thể hỗ trợ chống nhiễm trùng vi khuẩn
Các protein khác nhau trong sữa lạc đà có thể giúp chống lại một số dạng vi khuẩn. Trong các nghiên cứu trên chuột, loại sữa này đã được tìm thấy có tác dụng kháng khuẩn, chống lại E. coli và S. aureus.
Với hàm lượng protein dồi dào, sữa có thể làm giảm số lượng vi khuẩn trong máu của bạn nhờ các enzyme tiêu diệt vi khuẩn như lysozyme, lactoferrin và lactoperoxidase.
Protein sữa lạc đà tương tự như protein tìm thấy trong nước bọt, nước mắt, mồ hôi, màng nhầy và sữa của con người. Chúng hạn chế việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn. Bổ sung kháng sinh bằng loại sữa này có thể giúp loại bỏ một số chủng vi khuẩn có hại khỏi cơ thể bạn.
5. Rất dễ kết hợp với các món ăn khác
Sữa lạc đà không hề khó dùng và có thể dùng chung với các món như cà phê, trà, sinh tố, đồ nướng, nước sốt, súp và làm bánh. Ngoài ra, có sự khác biệt nhẹ trong hương vị tùy thuộc vào nguồn sữa đến từ đâu. Sữa từ Mỹ được cho là có vị ngọt, hơi mặn và kem, trong khi sữa từ Trung Đông có vị đậm đà và hơi khét.
Phương Uyên/HELLO BACSI
[embed-health-tool-bmr]