backup og meta

Những điều cần thận trọng khi sử dụng bắp cải

Những điều cần thận trọng khi sử dụng bắp cải

Bạn thường sử dụng bắp cải nhưng lại không biết về tác dụng phụ của chúng? Bắp cải không chỉ là loại rau được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, loại rau này vẫn có một số hạn chế sử dụng nhất định mà bạn cần lưu ý.

Rau bắp cải là loại thực vật thuộc họ cải, cung cấp vô số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm chất xơ, folate, canxi, kali, vitamin A, C và K,…

Bắp cải có chứa phytonutrients (loại hợp chất sinh học đem lại hương vị và màu sắc cho thực vật), đóng vai trò như các chất chống oxy hóa. Vì vậy, ăn rau này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, tiêu thụ một lượng lớn  bắp cải có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như đầy hơi, tiêu chảy, suy giáp,…

Bạn có thể dùng bắp cải để hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, dư a-xít dạ dày, viêm ruột non, hội chứng Roemheld (hội chứng dạ dày tim),… Ngoài ra, bắp cải còn giúp ích cho việc điều trị hen suyễn, nôn nghén cũng như giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương và một số bệnh ung thư.

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng bắp cải hoặc chiết xuất từ rau này để giảm sưng và đau ngực khi căng sữa.

Những trường hợp cần tránh sử dụng bắp cải

Bắp cải thực sự tốt cho cơ thể, nhưng một số trường hợp sau đây, bạn không nên ăn rau này để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.

Bệnh tiểu đường

Đối với những bệnh nhân tiểu đường, ăn bắp cải sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi lượng đường huyết nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và lỡ ăn bắp cải.

Chứng đầy hơi

Bắp cải chứa một lượng đáng kể đường raffinose – một dạng carbonhydrat phức tạp, khó tiêu hóa. Loại đường này khó hấp thu lại trong thành ruột và gây ra chứng đầy hơi. Những triệu chứng có liên quan đến chứng đầy hơi do ăn bắp cải bao gồm ợ hơi, khó chịu vùng bụng và trướng bụng.

Tiêu chảy

Theo một nghiên cứu, trong 120g bắp cải xanh có chứa khoảng 5,8g chất xơ. Chất xơ không thể hòa tan trong bắp cải này làm gia tăng sự bài tiết của chất thải trong đường tiêu hóa.

Ngoài ra, những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư cần hạn chế dùng bắp cải vì loại cải này có thể làm trầm trọng hơn bệnh tiêu chảy do quá trình trị liệu gây ra.

Bệnh cường giáp

Theo một số nghiên cứu, tiêu thụ nhiều bắp cải có thể gây ra chứng cường giáp. Tình trạng thiếu iốt cùng với lượng bắp cải tiêu thụ quá cao (từ 1.000 đến 1.500g mỗi ngày) có thể dẫn đến thiếu hormone tuyến giáp. Glucosinulates là hợp chất có chứa lưu huỳnh và nitơ được tìm thấy trong cải bắp. Các phản ứng hóa học với hợp chất này trong cơ thể có thể gây trở ngại cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, hoặc gây cản trở việc hấp thu iốt. Tuy nhiên, nếu bạn ăn bắp cải  trong trường hợp không thiếu hụt iốt sẽ không làm tăng nguy cơ bị tuyến giáp.

Suy tuyến giáp

Khi bắp cải có ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh cường giáp thì chắc hẳn rằng chúng cũng có thể làm cho tình trạng bệnh này tiến triển xấu hơn. Vì vậy, hãy hạn chế tuyệt đối loại thực phẩm này nếu bạn bị suy tuyến giáp nhé.

Phẫu thuật

Bắp cải có thể ảnh hưởng đến mức glucose trong máu và cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong quá trình phẫu thuật. Do đó, bạn nên ngưng sử dụng bắp cải ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.

Tương tác thuốc

Bắp cải có chứa một lượng lớn vitamin K – loại vitamin giúp đông máu. Ăn quá nhiều bắp cải có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc làm loãng máu. Tuy nhiên, chỉ tiêu thụ 250g bắp cải cũng có thể giúp bạn nạp đủ lượng vitamin K cần thiết mà không gây ra bất kỳ tác dụng tiêu cực nào. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng vitamin K cần thiết mỗi ngày cho nam giới là 120mcg, còn đối với nữ giới là 90mcg. 120g bắp cải xanh có chứa khoảng 53mcg vitamin K trong khi trong bắp cải đỏ cùng khối lượng có chứa 34mcg vitamin K. Theo một nghiên cứu, tiêu thụ một lượng nhất định các loại thực phẩm giàu vitamin K có thể giúp ngăn ngừa các tương tác có hại. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K nếu bạn đang dùng thuốc giảm loãng máu.

Bắp cải là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ trước khi dùng chúng nếu bạn mắc một số bệnh cụ thể nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Find a Vitamin or Supplement – CABBAGE http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-171-CABBAGE.aspx?activeIngredientId=171&activeIngredientName=CABBAGE&source=0  ngày truy cập 0603/2017

Negative Effects of Cabbage http://healthyeating.sfgate.com/negative-effects-cabbage-2960.html ngày truy cập 0603/2017

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Thảo Vy

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hà Nguyễn


Bài viết liên quan

Bà bầu ăn bột sắn dây được không?

Tiêu chảy sau sinh mổ có nguy hiểm không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thảo Vy · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo