backup og meta

Muối hồng có tác dụng gì? Sự thật về công dụng của muối hồng Himalaya

Muối hồng có tác dụng gì? Sự thật về công dụng của muối hồng Himalaya

Muối hồng đang dần trở thành xu hướng trong các chế độ ăn uống lành mạnh. Với màu hồng đặc trưng và hương vị đặc biệt do chứa nhiều khoáng chất, muối hồng (muối Himalaya) được đánh giá là tốt hơn muối ăn thông thường. Thực tế, không có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh được những công dụng vượt trội của muối hồng. Vậy, chính xác muối hồng có tác dụng gì? Mời bạn xem qua bài viết sau.

Bài viết sau đây không chỉ lý giải thắc mắc muối hồng có tác dụng nổi trội gì so với muối trắng mà còn đề cập đến liều lượng muối hồng được khuyên dùng và bí quyết ăn uống lành mạnh với loại muối này.

Muối hồng là gì?

Muối hồng Himalaya được chiết xuất từ mỏ muối Khewra tại Pakistan, một trong những mỏ muối lâu đời nhất thế giới. Tương tự như muối ăn, muối hồng chứa chủ yếu là natri clorua. Song, quá trình sản xuất tự nhiên giúp cho muối hồng Himalaya chứa nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng hơn.

Tác dụng của muối hồng cũng như màu sắc của loại muối này là nhờ vào 84 loại khoáng chất và nguyên tố vi lượng, chẳng hạn như: kali, canxi, magiê, sắt, kẽm… Tuy vậy, màu hồng đậm nhạt đặc trưng của muối Himalaya chủ yếu phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất sắt.

>> Đọc thêm: Làm thế nào để giảm muối nhưng món ăn vẫn ngon?

Muối hồng khác gì muối trắng?

muối hồng khác gì muối trắng

Nếu bạn thắc mắc không biết: “Muối hồng khác gì muối trắng?”, sau đây là những khác biệt cơ bản:

  • Nguồn gốc: Muối hồng Himalaya được chiết xuất từ mỏ muối Khewra ở Pakistan. Muối trắng thường được chiết xuất từ biển hoặc mỏ muối ở khắp nơi trên thế giới.
  • Độ tinh khiết: Muối hồng là loại muối chưa tinh chế và không có chứa chất phụ gia, chất tẩy trắng hay chất bảo quản. Muối trắng thường được tinh chế và loại bỏ các tạp chất.
  • Độ mặn: Muối hồng Himalaya có vị mặn nhẹ nhàng hơn muối trắng thông thường. Ngoài ra, muối hồng có thể có hương vị khác biệt do có chứa nhiều khoáng chất.
  • Hàm lượng khoáng chất: Muối hồng Himalaya có nồng độ khoáng chất và nguyên tố vi lượng cao hơn so với muối trắng thông thường.
  • Giá cả: Với quá trình sản xuất và thu hoạch khó khăn, muối hồng thường có giá cao hơn muối trắng thông thường.

Với những sự khác biệt trên, muối hồng có tác dụng gì vượt trội hơn so với muối trắng? Mời bạn tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.

>> Có thể bạn quan tâm: Muối đen – Gia vị giúp món ăn đặc biệt hơn

Sự thật về tác dụng của muối hồng

muối hồng có tác dụng gì

Muối hồng chứa ít natri, thủ phạm gây ra đau tim và đột quỵ, và nhiều vi chất hơn so với muối trắng nhờ các sản xuất tự nhiên. Trong 1 muỗi cà phê, muối hồng sẽ chứa khoảng 2200mg natri, còn muối ăn (muối i-ốt) có chứa 2300 mg.

Như vậy, muối chưa qua tinh chế hoặc ít tinh chế như muối hồng có tác dụng tốt hơn muối ăn tinh chế cao không? Câu trả lời ngắn gọn là không nhiều.

Hầu hết các loại muối đều chứa cùng một lượng natri clorua. Tác dụng của muối hồng cũng tương tự như muối ăn. Tuy nhiên, muối ăn tinh chế là loại muối duy nhất có đủ lượng i-ốt mà cơ thể cần để bảo vệ sức khỏe tuyến giáp.

Tóm lại, so với muối ăn thông thường, hàm lượng chất dinh dưỡng của muối hồng không có sự chênh lệch nhiều. Mặc dù muối hồng Himalaya có chứa một lượng khoáng chất cao và đa dạng hơn muối thường. Thế nhưng, số lượng này không đủ để mang lại lợi ích dinh dưỡng đáng kể. 

>> Gợi ý cho bạn: 10 nguy cơ sức khỏe khi bạn bị thiếu iot

Muối hồng có tác dụng gì?

Những nghiên cứu đã không chỉ ra rằng muối hồng có bất kỳ lợi ích sức khỏe độc ​​đáo nào so với các loại muối ăn kiêng khác. Như tất cả các loại muối khác, muối hồng vẫn đóng vai trò quan trọng với sức khỏe nhờ hàm lượng natri bên trong nó.

Muối hồng có tác dụng gì? Cơ thể con người cần một lượng nhỏ natri để dẫn truyền các xung thần kinh. Những tác dụng của muối hồng được công nhận bao gồm:

  • Giúp co bóp và thư giãn cơ bắp
  • Duy trì cân bằng khoáng chất và nước trong cơ thể
  • Ngăn ngừa mất nước
  • Dẫn truyền xung động hệ thần kinh
  • Ngăn ngừa huyết áp thấp

Cơ thể chúng ta cần tối thiểu 1500 mg natri mỗi ngày. Nếu không cung cấp đủ, bạn có nguy cơ bị hạ huyết áp và mất cân bằng điện giải trong máu. Dấu hiệu khi cơ thể thiếu natri bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Thiếu năng lượng
  • Mỏi cơ bắp
  • Buồn nôn
Thực tế, không chỉ riêng muối hồng, hầu hết các loại muối khác đều có thể mang đến cho bạn những tác dụng này. Tuy nhiên, sự lựa chọn muối hồng và cách sử dụng muối hồng trong nấu ăn là tùy vào sở thích, điều kiện kinh tế và khẩu vị của từng người.

>> Gợi ý của bác sĩ: 5 vitamin và khoáng chất bạn không nên tự ý bổ sung

Lưu ý khi sử dụng muối hồng

Lưu ý khi dùng muối hồng

Thắc mắc “Muối hồng có tác dụng gì?” đã được giải đáp bên trên. Như tất cả các loại muối khác, bạn vẫn có thể gặp những nguy cơ sức khỏe nhất định nếu ăn quá nhiều muối. Các rủi ro nếu bạn sử dụng quá nhiều muối hồng gồm có:

  • Nguy cơ gia tăng ung thư dạ dày
  • Nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ
  • Gây mất canxi dẫn đến loãng xương
  • Làm trầm trọng bệnh thận mãn tính do giảm khả năng bài tiết natri

>> Đọc thêm: Những thực phẩm kỵ nhau: 23 cặp món ăn nguy hiểm nếu kết hợp với nhau

Cách sử dụng muối hồng trong nấu ăn

Để nhận được những tác dụng của muối hồng, bạn nên chỉ nên cung cấp đủ muối vừa cho cơ thể. Theo đó, hàm lượng muối hồng được khuyên dùng cho người lớn không quá 6g muối mỗi ngày (2,4g natri), khoảng 1 thìa cà phê.

Với trẻ em, hàm lượng muối trong chế độ ăn uống dinh dưỡng cần chú ý ở mức sau:

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi không nên ăn quá 2g muối mỗi ngày (0,8g natri)
  • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi không nên ăn quá 3g muối mỗi ngày (1,2g natri)
  • Trẻ từ 7 đến 10 tuổi không nên ăn quá 5g muối mỗi ngày (2g natri)
  • Trẻ từ 11 tuổi trở lên nên ăn không quá 6g muối mỗi ngày (2,4g natri)

Ngoài ra, để hạn chế ăn quá nhiều muối, bạn có thể áp dụng những mẹo sau:

  • Chỉ nên sử dụng muối hồng trong các bữa ăn chính để tăng hương vị
  • Ưu tiên các loại hạt không ướp muối, thay vì bánh quy mặn, khoai tây chiên
  • Ưu tiên các loại thịt cá tươi, thay vì các loại cá khô, mắm, thịt nguội, xúc xích
  • Hạn chế các loại rau và dưa muối, thay vào đó, bạn hãy chọn rau quả tươi
  • Hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt nhiều muối như: cóc lắc, xoài lắc,…

>> Gợi ý cho bạn: 8 thực phẩm chứa nhiều muối mà bạn nên tránh  

Như vậy, bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích về cách sử dụng muối hồng trong nấu ăn và ăn uống lành mạnh. Nếu bạn có những thắc mắc nào khác về chủ đề “Muối hồng có tác dụng gì?”, đừng ngần ngại chia sẻ với Hello Bacsi trong phần bình luận, hoặc trong Cộng đồng Kiểm soát cân nặng của chúng tôi. Đội ngũ của chuyên gia của Hello Bacsi sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về ăn uống lành mạnh!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sea salt vs. table salt: What’s the difference? – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/sea-salt/faq-20058512
Ngày truy cập: 14/03/2023
Do Sea Salt, Kosher Salt and Pink Salt Beat Table Salt? – Cleveland Clinic
https://health.clevelandclinic.org/do-sea-salt-kosher-salt-and-pink-salt-beat-table-salt/
Ngày truy cập: 14/03/2023
Signs You’re Eating Too Much Salt – Cleveland Clinic
https://health.clevelandclinic.org/is-salt-bad-for-you/
Ngày truy cập: 14/03/2023
Too much salt and how we can get rid of it – PubMed (nih.gov)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24434760/
Ngày truy cập: 14/03/2023
How to Reduce Sodium Intake (cdc.gov)
https://www.cdc.gov/salt/reduce_sodium_tips.htm
Ngày truy cập: 14/03/2023
6 ways to eat less salt – Harvard Health
https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/6-ways-to-eat-less-salt
Ngày truy cập: 14/03/2023
Salt and Sodium | The Nutrition Source | Harvard T.H. Chan School of Public Health
https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/salt-and-sodium/
Ngày truy cập: 14/03/2023
Nutritional management of chronic kidney disease. New England Journal of Medicine
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29091561/
Ngày truy cập: 14/03/2023
A longitudinal study of the effect of sodium and calcium intakes on regional bone density in postmenopausal women | The American Journal of Clinical Nutrition | Oxford Academic (oup.com)
https://academic.oup.com/ajcn/article-abstract/62/4/740/4651100
Ngày truy cập: 14/03/2023
Food, Nutrition, Physical Activity, and the Prevention of Cancer: A Global Perspective
https://www.researchgate.net/publication/315725512_Food_Nutrition_Physical_Activity_and_the_Prevention_of_Cancer_A_Global_Perspective_Summary
Ngày truy cập: 14/03/2023
Salt: the facts – NHS (www.nhs.uk)
https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/food-types/salt-nutrition/
Ngày truy cập: 14/03/2023
Eat Less Sodium: Quick Tips – MyHealthfinder | health.gov
https://health.gov/myhealthfinder/health-conditions/heart-health/eat-less-sodium-quick-tips
Ngày truy cập: 14/03/2023

Phiên bản hiện tại

27/03/2023

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Ăn mận có nóng không? Tác hại của mận hậu khi ăn quá nhiều

Cách làm muối ớt xanh sữa đặc chuẩn vị nhà hàng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 27/03/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo