4. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ ít dầu mỡ
Hãy chọn rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo hoặc chứa 1% chất béo, hoặc các sản phẩm bơ sữa. Chúng rất giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe như kali, canxi, vitamin D và chất xơ. Vì thế hãy xem chúng là nền tảng cho các bữa chính và bữa ăn nhẹ hằng ngày của bạn.
5. Một nửa bữa ăn là trái cây và rau củ quả
Chọn những loại rau củ có màu đỏ, cam, xanh lá đậm như cà chua, khoai lang, bông cải xanh, đi kèm với các loại rau khác trong bữa ăn. Xem trái cây như một phần của bữa chính, bữa phụ hoặc món tráng miệng.
6. Chuyển sang dùng sữa không béo hoặc ít béo (<1%)
Sữa không béo hoặc ít béo (1%) cung cấp cùng lượng canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết giống sữa nguyên chất, nhưng chúng có ít calo và chất béo bão hòa hơn.
7. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt
Hãy lựa chọn các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho ngũ cốc tinh chế – ví dụ: hãy chọn bánh mì nâu (bánh mì từ lúa mì nguyên vỏ) thay cho bánh mì trắng, hoặc gạo lứt thay cho gạo trắng.
8. Những thực phẩm nên hạn chế ăn
Bạn nên giảm thiểu thức ăn có chứa chất béo rắn, đường và muối bao gồm: bánh ngọt, bánh quy, kem, kẹo, nước ngọt, pizza, các loại thịt nhiều mỡ như sườn, xúc xích, thịt xông khói và hot-dog. Chỉ ăn những thực phẩm trên vào những dịp đặc biệt, không nên ăn thường xuyên.
9. So sánh lượng natri trong thực phẩm
Xem thành phần dinh dưỡng trên nhãn để chọn thực phẩm có lượng natri thấp như canh, bánh mì, hoặc thực phẩm đông lạnh. Chọn thức ăn đóng hộp có nhãn “ít natri”, “natri thấp” hoặc “không thêm muối”.
10. Uống nước lọc thay cho nước ngọt
Giảm lượng calo bằng cách uống nhiều nước hoặc thức uống không đường. Soda, nước tăng lực, nước uống thể thao là những sản phẩm chủ yếu có lượng đường và calo cao.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!