Hồng giòn là một trong những loại trái cây mùa thu được nhiều người ưa thích bởi tính giòn, ngọt đặc trưng. Có nhiều thông tin liên quan đến quả hồng giòn được các chị em quan tâm tìm hiểu như giồng giòn bao nhiêu calo; ăn hồng giòn có béo không; cách ăn hồng giòn thế nào để tận hưởng trọn vẹn hương vị của thức quả này?
Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây, mời bạn cùng đọc tiếp!
1 trái hồng giòn bao nhiêu calo?
Ngoài ra, hồng giòn còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như:
- 3.6g chất xơ (13% DV)
- 19g carbohydrate (7% DV)
- 13g đường
- 0.6g protein (1% DV)
- 81.00 mcg vitamin A (9% DV)
- 0.030 mg thiamin [Vitamin B1] (2% DV)
- 0.020 mg riboflavin [Vitamin B2] (2% DV)
- 0.100 mg vitamin b6 (6% DV)
- 8.00 mcg folate [Vitamin B9]
- 7.5 mg vitamin C (8% DV)
- 0.73 mg vitamin E (5% DV)
Hồng giòn có vị ngọt vừa phải, ăn giòn giòn, mùa vụ thường rơi vào khoảng tháng 8 – tháng 10 hằng năm. Khác với hồng chín ngọt, hồng giòn có lượng calo thấp hơn, nhưng vì hồng giòn vẫn chứa một lượng đường nên một số người còn e dè việc ăn hồng có béo không. Mời bạn tiếp tục tìm hiểu.
Ăn hồng có béo không?
Không chỉ vậy, hồng giòn còn là thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin B, A, C, chất xơ và protein. Do đó, bạn có thể ăn hồng giòn mà không cần lo lắng hồng giòn bao nhiêu calo hay ăn hồng có béo không.
Thông tin thêm, theo tài liệu năm 2020, nếu so về đặc điểm dinh dưỡng thì hàm lượng chất xơ (0,69%) và vitamin C (15,90 mg/100g) trong hồng chín cao hơn hồng giòn.
Mẹo giảm cân từ hồng giòn hiệu quả
Bạn sẽ không còn phải đắn đo việc hồng giòn bao nhiêu calo nếu biết cách ăn hồng giòn giảm cân hiệu quả. Dưới đây là 4 công thức làm hồng giòn vừa ngon miệng, vừa giúp giữ dáng, không lo tăng cân:
1. Ăn hồng giòn tươi
Hồng giòn tươi không chứa nhiều chất béo nên bạn có thể gọt vỏ và ăn trực tiếp 2-3 quả sau bữa ăn chính khoảng 10-15 phút mà không lo tăng cân.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hồng giòn tươi để làm salad, cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể trong quá trình giảm cân.
2. Ăn hồng sấy
Bạn có thể tham khảo cách làm hồng sấy khô giảm cân theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Rửa sạch, gọt bỏ vỏ
- Bước 2: Đun sôi nước; cho hồng vừa gọt vỏ vào luộc chín rồi vớt ra để ráo
- Bước 3: Phơi hồng dưới ánh nắng mặt trời trong 10-15 ngày hoặc sấy khô
- Bước 4: Bảo quản hồng trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần. Theo cách này, bạn có thể bảo quản hồng sấy khô trong 2 – 3 tháng.
3. Hồng giòn treo gió
Chỉ 4 bước làm đơn giản, bạn có thể thưởng thức hồng treo gió vừa dẻo ngọt hấp dẫn, vừa giúp bổ sung chất xơ và các loại vitamin cho cơ thể:
- Bước 1: Gọt bỏ vỏ hồng giòn, nhớ giữ lại cuống, sau đó ngâm nước muối trong 15 phút
- Bước 2: Trụng hồng đã gọt qua nước sôi hoặc pha 2-3 chén nước trắng cùng nước ấm để nhúng hồng vào
- Bước 3: Buộc dây vào phần cuống của trái hồng, cuối cùng treo hồng để phơi ngoài nắng nhẹ
- Bước 4: Bạn phơi hồng khoảng 10 ngày, rồi kiểm tra bằng cách nắn bóp xung quanh.
Sau 2 – 3 tuần, bạn có thể thưởng thức hồng khô treo gió vàng ươm như một món ăn vặt hấp dẫn.
4. Sinh tố hồng giòn
Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức ly sinh tố hồng giòn để tăng cảm giác no lâu hơn, hạn chế việc ăn quá nhiều trong bữa ăn chính theo cách làm sau:
- Bước 1: Lấy 3 quả hồng giòn rồi gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, sau đó ngâm hồng trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút
- Bước 2: Thêm 300ml sữa tươi không đường, ít sữa đặc, hồng giòn và đá bào vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn hỗn hợp.
- Bước 3: Đổ ra ly và thưởng thức.
Lưu ý: Người đang có vấn đề ở dạ dày hoặc hệ tiêu hóa nên cân nhắc với món sinh tố hồng giòn để tránh các tác dụng phụ khác không mong muốn.
Những lưu ý khi ăn hồng giòn giảm cân
Dù hồng giòn ít calo, phù hợp cho những người đang trong chế độ giảm cân nhưng nó lại chứa lượng tanin cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiêu thụ không đúng cách. Do đó, khi ăn hồng giòn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Không dùng cho người bị viêm dạ dày mãn tính: Hồng có thể gây đầy bụng, khó tiêu cho người mắc bệnh này.
- Người già, trẻ nhỏ nên hạn chế ăn: Các đối tượng này nên ưu tiên ăn hồng chín hoặc hồng sấy khô thay vì hồng giòn.
- Không nên ăn vỏ: Vỏ trái hồng là phần chứa nhiều tanin, không tốt cho dạ dày. Do đó, bạn nên gọt vỏ trước khi ăn.
- Không dùng cho người thiếu máu: Đặc biệt tránh ăn hồng khi uống sắt, vì tanin và sắt sẽ tạo kết tủa ngăn cơ thể hấp thụ sắt.
- Không nên ăn hồng khi đói: Lượng tanin và pectin trong hồng giòn có thể tác dụng với axit trong dạ dày tạo kết tủa, gây đau bụng.
- Luyện tập thể dục thể thao: Để ăn hồng mà không tăng cân, bạn nên chú ý hồng giòn bao nhiêu calo để tính tổng lượng calo nạp vào và calo đốt cháy khi tham gia hoạt động, duy trì thâm hụt calo và giảm cân lành mạnh.
Hy vọng với những thông tin giải đáp hồng giòn bao nhiêu calo hay ăn hồng có béo không trong bài viết này, bạn đọc có thêm những công thức ăn hồng giòn giảm cân lành mạnh, cũng như những lưu ý để tránh các rủi ro khác khi ăn hồng.
[embed-health-tool-bmr]