backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

7 tác dụng của đậu rộng và 4 cách chế biến bảo toàn dinh dưỡng

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Thu Hiền · Ngày cập nhật: 13/11/2023

7 tác dụng của đậu rộng và 4 cách chế biến bảo toàn dinh dưỡng

Đậu rồng đang dần phổ biến trong bữa cơm hằng ngày ở các gia đình Việt Nam. Thực phẩm này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mọi thành viên trong gia đình. 

Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu ngay các lợi ích sức khỏe từ đậu rồng và cách chế biến những món ăn ngon từ thực phẩm này!

Tìm hiểu về đậu rồng

Đậu rồng còn có tên gọi khác là đậu khế, đậu vuông, đậu có cánh (winged bean). Đậu rồng có tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus, thuộc họ đậu, thân leo, sống được nhiều năm. 

Trái đậu rồng màu xanh, có 4 cạnh tương tự như trái khế nhưng răng cưa và không mọng nước. Không chỉ trái đậu rồng mà tất cả các phần khác của cây đều có thể ăn được – như lá, củ. Trong đó, hoa của cây đậu rồng còn được dùng làm món xà lách, rau ghém. Hạt được phơi khô và nấu nước có vị giống cà phê.

Thành phần dinh dưỡng của cây đậu rồng

Trong 100g đậu rồng chứa:

  • Carbohydrate: 41,7 gram
  • Protein: 29,65 gram
  • Chất xơ: 25,9 gram
  • Kali: 977 miligam
  • Phốt pho: 451 miligam
  • Canxi: 440 miligam
  • Magie: 179 miligam
  • Sắt: 13,44 miligam
  • Manga: 3,721 miligam
  • Natri: 38 miligam
  • Kẽm: 4,48 miligam
  • Thiamine: 1,03 miligam
  • Niacin: 3.09 miligam
  • Folate: 45 microgram

7 tác dụng của đậu rồng đối với sức khỏe

Tác dụng của đậu rồng

1. Tăng cường khả năng miễn dịch

Đậu rồng giàu vitamin C và A, nhóm vitamin này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể tạo “hàng rào bảo vệ” chống lại bệnh tật, nhiễm trùng, xua đuổi các loại virus làm sức khỏe suy yếu.

2. Đậu rồng hỗ trợ giảm cân

Đậu rồng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có hàm lượng calo thấp, chứa một loại chất xơ đặc biệt giúp giảm cân lành mạnh, giữ cảm giác no, giảm thèm ăn để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảm cân.

3. Tốt cho phụ nữ mang thai

Đậu rồng có nguồn folate dồi dào. Đây là một dạng axit amin rất quan trọng với cơ thể thai phụ. Đặc biệt, với nguồn chất sắt dồi dào, cây đậu rồng còn có tác dụng giảm nguy cơ thiếu máu ở mẹ và tình trạng nhẹ cân ở bé. 

Nếu ăn đậu rồng đúng chừng mực thì loại thực phẩm này còn rất tốt cho sức khỏe thai phụ, giúp quá trình sinh nở được diễn ra suôn sẻ, tránh một số khuyết tật ở trẻ sơ sinh.

4. Tác dụng của đậu rồng: Cải thiện thị lực

Trong đậu rồng có một hàm thiamine dồi dào. Dưỡng chất này rất quan trọng trong kết nối giữa mắt vào não. Thiamine cũng có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề liên quan đến thị lực. Chính vì thế, bạn hãy thường xuyên bổ sung đậu rồng vào chế độ ăn hằng ngày cho cả gia đình nhé.

5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Sự kết hợp giữa vitamin D và canxi sẽ giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường bằng cách tối ưu quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, kiểm soát việc tiết insulin và lượng đường huyết.

6. Đậu rồng tiếp thêm năng lượng cho cơ thể

Như đã liệt kê trong thành phần dinh dưỡng, trong 100g đậu rồng có đến 451 mg hàm lượng phốt pho với chức năng giải tỏa mệt mỏi, yếu cơ… góp phần cải thiện mức năng lượng của cơ thể. 

Mặt khác, trong đậu rồng còn có glucose, đường fructose, sucrose, lactose, galactose và maltose… rất tốt trong việc duy trì năng lượng, tăng cường sức khỏe.

7. Ngăn lão hóa

Tác dụng của đậu rồng là một chất chống oxy hóa tự nhiên nhờ vào nhóm vitamin A, C, ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho cơ thể, sắc vóc. Ăn nhiều đậu rồng sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi các vết nhăn, thâm sạm, làm mới tế bào da và cải thiện độ săn chắc cho mọi loại da.

Cách chọn đậu rồng ngon

Để chọn được đậu rồng ngon và tối ưu hàm lượng dinh dưỡng, khi mua đậu rồng bạn cần chú ý 3 điểm sau:

  • Chọn trái to, tươi, xanh, tốt nhất là không lấy đậu rồng héo và có đốm nâu trên thân
  • Để đậu rồng luôn tươi ngon, sau khi mua, bạn hãy bảo quản trong túi nilon gói kín và cho vào tủ lạnh, dùng hết trong 2 ngày
  • Trước khi ăn đậu rồng cần rửa sạch dưới vòi nước, để ráo, cắt bỏ cuống.
  • 4 cách chế biến món ăn bảo toàn dinh dưỡng của cây đậu rồng

    Giá trị dinh dưỡng của đậu rộng sẽ giảm nếu không được chế biến đúng cách. Mời bạn cùng tham khảo 4 món ngon với đậu rồng vừa dễ chế biến vừa giúp bảo toàn nguồn dinh dưỡng nhé!

    1. Đậu rồng ướp lạnh

    Đậu rồng ăn sống được không? Bạn có thể ăn kèm đậu rồng ướp lạnh với bất cứ món ăn nào, dùng như một loại rau sống ăn kèm trong bữa cơm cũng rất phù hợp. Đậu rồng ướp lạnh là món ăn giúp giữ lại tối đa giá trị dinh dưỡng quý báu có trong loại thực phẩm họ đậu này. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch đậu rồng với nước sạch, ngâm tầm 5 đến 10 phút với nước muối, và cuối cùng là ngâm vào nước đá lạnh tầm 2-3 phút là đã có thể thưởng thức rồi.

    2. Gỏi đậu rồng

    gỏi đậu rồng

    Với người Việt Nam, gỏi luôn là là một món ăn “bắt vị” rất được yêu thích. Tương tự như cách chế biến các món gỏi khác, gỏi đậu rồng cần được kết hợp với tôm, thịt, gia vị, chanh, ớt, tỏi, nước mắm… để hương vị thêm hòa quyện, lôi cuốn.

    Chuẩn bị

    • Làm sạch tôm và thịt, luộc chín và để nguội
    • Đậu rồng cũng rửa sạch và cắt nhỏ thành miếng vừa ăn
    • Hành tím cắt nhỏ, ớt bỏ hạt & cắt sợi để món gỏi thêm phần đẹp mắt
    • Cuối cùng, món ăn này không thể thiếu một chén nước mắm ngon. Bạn tùy ý gia giảm độ mặn ngọt tùy theo sở thích.

    Trộn gỏi

    • Bạn trộn tất cả các nguyên liệu trên chung với nhau, có thể thêm cà rốt (cắt sợi), trứng luộc (cắt nhỏ), đậu phộng… tùy sở thích.
    • Với cách chế biến này, đậu rồng không chỉ giữ được tối đa hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng mà còn rất thơm ngon, tròn vị.

    3. Đậu rồng xào thịt bò

    Miếng thịt bò mềm mềm, dai dai, đậm đà hương vị, quyện cùng đậu rồng tươi xanh, giòn giòn, nhẫn nhẫn là món ăn hấp dẫn với nhiều người.

    Để bảo toàn giá trị dinh dưỡng, bạn không xào thịt bò quá lâu. Lưu ý, với món ăn này, bạn hãy cho đậu rồng vào ở bước cuối cùng (khi chuẩn bị tắt bếp) để đậu rồng không bị chín quá làm ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của món ăn.

    4. Đậu rồng luộc

    đậu rồng luộc

    Món ăn tưởng chừng như thanh đạm này giữ được khá trọn vẹn chất dinh dưỡng, hương vị đặc trưng của đậu rồng. 

    Cách luộc ngon nhất là nấu nước thật sôi, cho vào nồi một ít muối và cho đậu rồng vào luộc trong khoảng 1 – 2 phút để đậu rồng vẫn giữ được độ tươi cùng độ giòn. Bạn có thể thưởng thức món đậu rồng luộc với các món kho trong bữa cơm thường ngày.

    Mong rằng những thông tin bổ ích về cây đậu rồng, tác dụng của đậu rồng với sức khỏe và cách chế biến món ăn thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng từ đậu rồng đã giúp bạn hiểu thêm giá trị của loại thực phẩm này. Nếu thấy bài viết có ích, bạn hãy chia sẻ đến bạn bè, người thân của mình nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Đài Trương


    Tác giả: Thu Hiền · Ngày cập nhật: 13/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo