Củ sả không chỉ là một gia vị quen thuộc giúp tăng hương vị của món ăn mà còn có thể dùng như một vị thuốc giúp sát khuẩn, xua đuổi côn trùng… Vậy cụ thể công dụng của sả bao gồm những gì?
Cây sả (củ sả) với tên tiếng Anh là lemongrass. Sả còn được biết đến với tên khoa học là Cymbopogon citratus (L.) Pers, họ lúa (Poaceae). Trong y học cổ truyền, cây sả có tên thuốc là hương mao hay hương thảo, có vị cay the, thơm, tính ấm được dùng trong các bài thuốc Đông y như lợi tiểu; tiêu đờm; an thần; giảm đau; kháng khuẩn; chống nhiễm trùng; thanh lọc cơ thể; giảm mệt mỏi; chữa mất ngủ; giảm viêm đau khớp; giảm đau bụng kinh…
Khám phá 13 công dụng của củ sả với sức khỏe
Bạn có từng thắc mắc công dụng của sả là gì hay cây sả có tác dụng gì hay không? Củ sả có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe với những tác dụng như:
- Tốt cho hệ tiêu hóa, trị đầy hơi và nôn mửa
- Hỗ trợ ngừa ung thư
- Hỗ trợ giảm cân lành mạnh
- Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt
- Giúp giảm đau
- Giúp giải độc
- Giúp hạ huyết áp
- Đặc tính kháng viêm
- Giúp giảm ho – giải cảm
- Giúp giảm đau
- Tốt cho hệ thần kinh
- Giúp sát khuẩn da
- Giúp làm đẹp da
1. Công dụng của sả: Tốt cho hệ tiêu hóa
Tác dụng của củ sả đầu tiên phải kể đến chính là khả năng ngăn ngừa đầy hơi. Với hoạt chất tinh dầu có mùi thơm, vị cay tính ấm, sả được xếp vào nhóm thuốc hành khí của y học cổ truyền, điều trị các chứng nê trệ, đầy hơi của đường tiêu hóa. Chính vì vậy, trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, sả được xem là loại gia vị giúp kích thích tiêu hóa. Bên cạnh đó sả còn khử hôi miệng và tiêu đờm.
Hơn nữa, các món trà làm từ cây sả và tinh dầu sả còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, co thắt ruột, tiêu chảy hay kích thích trung tiện. Tuy nhiên, bạn cũng cần để ý phân biệt trường hợp đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài nhiều lần trong tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm… Đây là trường hợp cấp tính cần được thăm khám cụ thể, bạn không nên dùng sả để điều trị.
2. Cây sả có tác dụng gì? Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Có một số ý kiến cho rằng hợp chất citral trong cây sả có khả năng sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác.
Các chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay cho trà. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn cho thấy sả có chứa beta-carotene-1 là loại chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.
Có thể bạn quan tâm
3. Công dụng của cây sả: Giúp giảm cân
Phương pháp này đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm lượng calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt với khả năng đốt cháy mỡ thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn. Một nghiên cứu năm 2015, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hít phải các thành phần của tinh dầu sả làm giảm khả năng ăn và làm chậm tăng cân.
4. Tác dụng của sả: Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt
Công dụng của sả sẽ có ích cho phụ nữ thường gặp rối loạn kinh nguyệt và đau bụng khi hành kinh.
Theo chia sẻ của nhiều người, bạn có thể áp dụng công thức kết hợp vài giọt tinh dầu sả với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng để uống dần. Bên cạnh đó, các chị em cũng có thể ép sả tươi hoặc sắc lấy nước uống để giảm bớt các cơn đau bụng trong giai đoạn hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
5. Công dụng của sả: Giúp giảm đau
Chất citral trong tinh dầu sả chanh có thể giúp giảm đau vì nó làm giảm viêm. Theo một nghiên cứu năm 2017 trên những người bị viêm khớp dạng thấp, việc dùng dầu sả bôi tại chỗ làm giảm cơn đau do viêm khớp của họ. Trung bình, mức độ đau giảm dần từ 80 đến 50% trong vòng 30 ngày.
Tinh dầu sả được sử dụng làm hương liệu trị chứng đau cơ, đau khớp khi dùng trong các loại đèn xông tinh dầu. Một số người còn thoa trực tiếp sả hay tinh dầu sả lên vùng da bị đau để trị các chứng đau đầu, đau dạ dày, đau bụng và đau cơ bắp.
6. Tác dụng của củ sả: Giúp giải độc
Cây sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại khác. Chính vì vậy, việc thêm sả và chế độ ăn có thể đem lại tác dụng giải độc gan, hệ tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang. Đồng thời, sả cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu.
Vậy uống nước sả có tác dụng gì? Câu trả lời là uống nước sả có thể giúp giải độc rượu rất nhanh. Những người say rượu nặng khi uống nước sả vào sẽ nhanh chóng tỉnh táo, đỡ mệt mỏi, nhức đầu. Cách đơn giản là bạn có thể dùng một bó sả giã nát nấu với nước lọc, sau đó gạn lấy một chén nước và uống.
7. Công dụng của sả: Giúp hạ huyết áp
Cây sả có tác dụng gì đối với những người có vấn đề về huyết áp hay không? Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu đang gặp tình trạng huyết áp cao, bạn nên uống một cốc nước sả để giúp làm giảm huyết áp. Vì sả có tinh chất hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, lợi tiểu và tốt cho những người mắc các vấn đề về huyết áp.
8. Tác dụng của cây sả: Đặc tính kháng viêm
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho thấy chiết xuất sả chính là phương pháp điều trị các bệnh viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Các nhà nghiên cứu khẳng định các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong sả giúp làm giảm sự căng thẳng.
Một nghiên cứu tương tự được công bố năm 2010 cho thấy sả chính là một liệu pháp điều trị bệnh viêm ruột vì có khả năng ức chế quá trình sản sinh leukocyte – một loại tế bào bạch cầu, từ đường ruột bị viêm nhiễm.
9. Công dụng của cây sả: Giúp hạ sốt
Sả có thể dùng để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh bằng cách ăn sống hoặc giã lấy nước để uống. Vì vậy, việc dự trữ một ít sả trong nhà là việc làm vô cùng hữu ích và tiện lợi.
10. Công dụng của cây sả: Giúp giảm ho – giải cảm
Sả là loại dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm. Chính vì vậy, sả tươi này còn được dùng như bài thuốc tiêu đờm, giải cảm, giảm ho. Sau đây là cách xông giải cảm từ cây sả:
- Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới): Mỗi loại 50g.
- Cho các dược liệu vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút.
- Sau khi nước sôi, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi. Sau khi xông, lau khô người, chú ý nghỉ ngơi.
Sả có thể phòng ngừa hay chữa trị COVID-19 không?
11. Cây sả hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh
Công dụng của cây sả có thể giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Củ sả mang lại hiệu quả đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh rối loạn hệ thần kinh như:
- Bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ ở người già)
- Bệnh Parkinson
- Co giật, động kinh
- Chóng mặt, run rẩy chân tay
- Căng thẳng
Bệnh Alzheimer và Parkinson là 2 chứng bệnh gây sụt giảm trí nhớ và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường nhật của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu sử dụng sả một cách hợp lý, sẽ có ích cho việc điều trị 2 căn bệnh trên. Ngoài ra, sả còn giúp rất có lợi cho việc cải thiện hệ thần kinh, giảm và ngăn ngừa các triệu chứng run tay chân, căng thẳng, co giật…
12. Công dụng của sả giúp sát khuẩn da
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Brazil, các nhà khoa học đã sử dụng sả để điều trị nhiễm trùng staph và phát hiện thấy các đặc tính sát khuẩn tiềm ẩn của sả có hiệu quả hơn các loại thuốc kháng sinh và streptomycin.
Sả khi dùng để tẩy rửa hoặc đắp lên da cũng có tác dụng chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng da hoặc các vết loét bị nhiễm trùng. Bạn có thể chữa bệnh nấm da với sả bằng cách ngâm chân trong bồn nước (với tỷ lệ 3 giọt dầu sả và 2–3 lít nước ấm) trong vòng 20 phút.
13. Tác dụng của sả: Giúp làm đẹp da
Sả có tác dụng gì trong việc chăm sóc da? Tinh dầu sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho da.
Những công dụng của sả có thể nhắc đến là cải thiện chất lượng da, giảm mụn trứng cá, mụn nhọt, đặc biệt làm săn chắc các cơ và mô trong cơ thể.
2 tác dụng của củ sả trong đời sống
1. Công dụng của sả: Giúp đuổi côn trùng hiệu quả
Theo kinh nghiệm dân gian, việc trồng vài bụi sả xung quanh nhà có thể giúp bạn và người thân tránh muỗi và côn trùng. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết do muỗi chích.
Trong nghiên cứu về Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu thực vật và các thành phần chính của chúng, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: trong lá sả chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là geraniol và citronella là những chất thường có trong trái chanh. Vì vậy, khi bóc từng bẹ củ sả, bạn có thể ngửi thấy một mùi thơm đặc biệt tương tự như chanh.
Khi bôi tinh dầu sả lên da hoặc phun trong nhà, bạn có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như rệp, bọ chét… Do đó, nhiều người dùng sả như loại thuốc trừ xua đuổi con trùng và khử mùi.
2. Cây sả giúp tạo mùi hương dễ chịu
Trong ẩm thực, cây sả cũng là một loại gia vị giúp tạo hương, kích thích khẩu vị. Trong ngành sản xuất sản phẩm làm đẹp, sả thường được dùng tạo mùi hương cho xà phòng và dụng cụ trang điểm. Người ta còn dùng sả để tạo ra vitamin A và citral tự nhiên.
Lưu ý khi dùng sả để hạn chế tác dụng phụ của củ sả
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng sả giúp bạn tránh được những tác dụng phụ của sả:
- Không nên hít trực tiếp hay uống tinh dầu sả: Nếu hít trực tiếp tinh dầu, bạn có thể gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi. Nếu bạn nuốt phải thuốc chống côn trùng làm từ dầu sả thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Phụ nữ mang thai không nên ăn sả: Bạn không nên ăn sả hoặc các thực phẩm chứa sả trong suốt thời kỳ mang thai. Bởi vì sả có tính kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Cây sả là nguyên liệu vô cùng quen thuộc, dễ tìm kiếm. Song song, củ sả có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì vậy, bạn nên tận hưởng công dụng của cây sả để làm đẹp cho bản thân và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
[embed-health-tool-bmr]