backup og meta

Bật mí cho bạn 9 lợi ích không ngờ của cây mía

Bật mí cho bạn 9 lợi ích không ngờ của cây mía

Cây mía – một loại thực vật có 36 giống khác nhau – là loài cây không hề chứa chất béo và hoàn toàn giàu các chất dinh dưỡng 100% thiên nhiên rất tốt cho bạn. Vậy những lợi ích của cây mía là gì?

Không còn gì tuyệt vời hơn là thưởng thức một ly nước mía vào những ngày trời nắng nóng. Một khẩu phần khoảng 240ml nước mía (không bao gồm phụ gia) có chứa hơn 250 calo cùng với 30mg đường tự nhiên. Cây mía không hề chứa chất béo, cholesterol, chất xơ và protein nhưng lại giàu natri, kali, canxi, magiê và sắt. Dưới đây là danh sách 9 tác dụng thần kỳ của cây mía.

1. Bổ sung nguồn năng lượng tạm thời

Đây cũng chính là lý do tại sao nước mía lại là thức uống vô cùng phổ biến trong mùa hè. Nước mía chính là thức uống tuyệt vời giúp tăng cường năng lượng và bù nước cho cơ thể. Các phân tử đường đơn giản trong nước mía đều rất dễ hấp thu và nhờ đó cơ thể sẽ sử dụng chúng để bổ sung lại lượng đường đã mất.

2. Tăng cường chức năng gan

Nước mía được cho là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh liên quan đến gan như vàng da. Mía có tác dụng như chất kiềm tự nhiên giúp duy trì cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.

3. Chống lại ung thư

Vì chứa nồng độ cao các chất dinh dưỡng như canxi, magiê, kali, sắt và mangan, mía trở thành một chất kiềm tự nhiên. Bản thân cây mía cùng với flavonoid chứa trong nó có tác dụng giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư vúung thư tuyến tiền liệt.

4. Chữa một số bệnh về hệ tiêu hóa

Những người bị rối loạn tiêu hóa sẽ cảm thấy khá hơn nếu họ thường xuyên uống nước mía trong chế độ ăn uống hằng ngày. Kali chứa trong nước mía giúp cân bằng mức độ pH trong dạ dày, tạo điều kiện cho quá trình bài tiết chất dịch tiêu hóa xảy ra nhanh hơn, đồng thời giữ cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng. Nó cũng giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng dạ dày.

5. Có hiệu quả chữa trị đối với những người mắc bệnh tiểu đường

Hàm lượng đường cao trong nước mía có thể là nguyên nhân khiến những người mắc bệnh tiểu đường luôn tránh uống loại nước này. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tiết chế và uống ở mức độ vừa phải, nước mía có thể mang lại lợi ích chữa trị đáng kinh ngạc. Các phân tử đường tự nhiên trong mía có chỉ số đường huyết thấp có tác dụng ngăn ngừa mức glucose trong máu tăng đột ngột.

6. Duy trì sức khỏe thận

Là một loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol và natri tự nhiên cực thấp đồng thời lại không chứa chất béo bão hòa, nước ép mía giúp thận luôn ở trạng thái tối ưu và hoạt động tốt trong cơ thể.

7. Giảm bớt các cơn đau

Nếu uống nước mía pha cùng với nước ép chanh và nước dừa, người mắc bệnh liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt có thể cảm thấy bớt đau đớn.

8. Giúp phát triển xương và răng

Thói quen nhai mía ngoài việc giữ cho hàm răng luôn “bận rộn”, mía còn giàu canxi giúp đảm bảo cho sự phát triển thích hợp của khung xương, hệ xương và răng.

9. Giữ hơi thở thơm tho và trị sâu răng

Bạn từng trải qua cảm giác tự ti vì hơi thở có mùi khó chịu? Nước mía có thể giúp đánh tan nỗi lo của bạn. Với tính chất giàu khoáng chất bao gồm canxi và phốt pho, nước mía giúp men răng luôn chắc khỏe đồng thời giúp tăng cường độ bền chắc của răng và bảo vệ răng khỏi sâu răng. Mía cũng giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng nói trên.

Vừa ngon ngọt vừa bổ dưỡng, mía quả thật là loại thực phẩm tuyệt vời phải không nào? Vậy bạn hãy tự thưởng cho mình một ly nước mía nhé.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

10 Benefits of Sugarcane Juice for Health and Skin http://healthifyme.com/blog/10-benefits-sugarcane-juice-health-skin/ Ngày truy cập 01/08/2017

Top 23 Benefits Of Sugarcane Juice (Ganne Ka Ras) For Skin And Health  http://www.stylecraze.com/articles/benefits-of-sugarcane-juice-for-skin-hair-and-health/#gref Ngày truy cập 01/08/2017

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Xuyến Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Cách làm trứng ngâm tương đơn giản thành công ngay lần đầu

Ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không, có bị ngộ độc không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo