backup og meta

Ăn khoai tây mỗi ngày có tốt không? Những ai không nên ăn khoai tây?

Ăn khoai tây mỗi ngày có tốt không? Những ai không nên ăn khoai tây?

Khoai tây là thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, có tác dụng giúp bạn giữ dáng và làm đẹp da. Thế nhưng, liệu thói quen ăn khoai tây mỗi ngày có thực sự tốt cho cơ thể hay không?

Khoai tây được trồng ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó rất phổ biến ở các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Ukraine. Mặc dù là loại thực phẩm thông dụng, nhưng một số ý kiến cho rằng việc ăn khoai tây thường xuyên không hề tốt như chúng ta vẫn nghĩ và thậm chí còn gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Liệu khoai tây thực sự có hại nếu ăn mỗi ngày hay không? Hãy cùng Hello Bacsi khám phá thêm thông tin về loại củ quen thuộc này nhé!

Khoai tây là gì?

ăn khoai tây

Bạn có thể rất thích chế biến các món ăn từ khoai tây hay ăn khoai tây mỗi ngày, nhưng hẳn có một vài điều bạn chưa hề biết về loại củ này đấy.

  • Nguồn gốc: Khoai tây có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ nhiệt đới đầy nắng từ giữa những năm 8000 đến 5000 trước Công nguyên. Thậm chí tại nơi đây, bạn có thể tìm thấy những loại khoai tây mọc hoang dã khắp nơi.
  • Phân loại: Khoai tây là một thành viên của gia đình họ cà, như cà chua và cà tím. Củ khoai tây là chỗ phình ra của phần thân ngầm dưới lòng đất, phát triển và có chức năng cung cấp dưỡng chất cho phần lá ở bên trên.
  • Màu sắc: Khoai tây như chúng ta vẫn thường thấy có màu vàng nhạt, nhưng thật ra khoai tây còn có rất nhiều màu sắc khác cũng khá độc đáo như tím, xanh hay đen.
  • Thành phần dinh dưỡng: Ngoài hàm lượng nước cao (80%), khoai tây còn rất giàu carbohydrate và hàm lượng cao protein cũng như chất xơ. Cách chế biến có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột đề kháng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.
Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như khoai tây luộc, khoai tây nghiền hay khoai tây chiên. Khoai tây có thể là thành phần chính trong các món canh soup, salad, ăn kèm với món ăn chính hoặc cũng có thể là món ăn vặt nhanh gọn.

4 tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe

ăn khoai tây

Công dụng của khoai tây là gì hay ăn khoai tây có tác dụng gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, khoai tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể và đem lại một số lợi ích sức khỏe.

  1. Tăng cường miễn dịch: Khoai tây cung cấp khoảng 45% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày cho cơ thể, giúp phòng chống cảm lạnh, chảy máu nướu răng, nhiễm trùng…
  2. Đẩy mạnh quá trình tiêu hóa: Lượng carbohydrate có trong khoai tây làm cho chúng trở thành loại củ rất dễ tiêu hóa và chất xơ của khoai tây cũng giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
  3. Hỗ trợ hoạt động tim mạch: Khoai tây rất tốt cho sức khỏe tim mạch do chất xơ cũng giúp làm giảm cholesterol trong các mạch máu. Ngoài ra, vitamin C và B6 còn giúp giảm thiểu lượng gốc tự do, carotenoid giúp duy trì sự hoạt động ổn định của tim mạch.
  4. Làm đẹp da: Đây là một công dụng khác của khoai tây. Vitamin C, vitamin B6, kali, magie, kẽm và photpho đều có thể giúp da bạn mềm mịn khi ăn khoai tây trực tiếp hoặc sử dụng mặt nạ khoai tây đắp mặt.

Bên cạnh đó, bạn có thể băn khoăn cho bé ăn khoai tây có tốt không. Đây là loại rau củ thông dụng và có thể đưa vào chế độ ăn của bé từ sớm. Bạn hãy thử tìm hiểu chi tiết qua bài viết: Cho bé ăn khoai tây vừa tốt cho tiêu hóa vừa lợi gan.

Những lưu ý khi ăn khoai tây

ăn khoai tây

Ăn khoai tây tuy sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cách ăn khoai tây đúng cũng như khi nào không nên ăn khoai tây.

Ăn khoai tây đúng cách

ăn khoai tây

Vỏ của khoai tây chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Nếu giữ nguyên vỏ khoai tây khi chế biến, bạn sẽ tối ưu được lượng chất xơ, vitamin cũng như chất khoáng của loại củ này.

Khoai tây không chứa cholesterol, nhưng tùy thuộc vào cách nấu, bạn có thể vô tình “bổ sung” cholesterol vào khoai tây bằng cách chiên với dầu ăn. Cholesterol là loại chất béo cần thiết cho sự phát triển các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim… Do đó, tốt nhất là bạn nên nướng, luộc hay hấp khoai tây để giữ được đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng.

Vậy ăn nhiều khoai tây có tốt không? Câu trả lời là đôi khi, việc ăn khoai tây thực sự có thể gây tăng cân, đặc biệt nếu bạn ăn quá nhiều, chiên và ăn kèm với các thực phẩm giàu chất béo như phô mai.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Khoai tây chiên: Ngon nhiều mà hại cũng lắm

Đối tượng nên thận trọng khi ăn khoai tây

Nhiều người thường thắc mắc ăn khoai tây nhiều có tốt không, ai không nên ăn khoai tây? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các món ngon từ khoai tây có thể trông hấp dẫn khó cưỡng nhưng nếu thuộc vào một số nhóm đối tượng bên dưới, bạn cần cân nhắc khi ăn nhiều khoai tây.

  • Người mắc bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường ăn khoai tây nhiều có tốt không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vì nhiều loại khoai tây có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
  • Phụ nữ mang thai: Bà bầu ăn nhiều khoai tây có tốt không? Câu trả lời là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng không nên ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi.
  • Người bị dị ứng khoai tây: Bạn nên thận trọng xem mình có bị dị ứng với khoai tây không. Trong một số trường hợp, việc ăn khoai tây có thể dẫn đến các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu…
  • Người đang ăn kiêng: Nếu bạn đang ăn kiêng với khoai tây, hàm lượng dinh dưỡng sẽ rất hạn chế. Cơ thể sẽ bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như vitamin A, E, K hoặc canxi, selen vì khoai tây không chứa hoặc chứa rất ít các chất này.

Khoai tây sẽ phát huy tác dụng là thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn đúng cách với khẩu phần ăn hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể hơn nhé.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Evaluation of antioxidant activity of three common potato (Solanum tuberosum) cultivars in Iran

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4075666/ Ngày truy cập: 13/10/2021

Resistant starch analysis of commonly consumed potatoes: Content varies by cooking method and service temperature but not by variety

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27132853/ Ngày truy cập: 13/10/2021

Starches, resistant starches, the gut microflora and human health

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11709851/ Ngày truy cập: 13/10/2021

Potatoes and human health

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19960391/ Ngày truy cập: 13/10/2021

The three-dimensional distribution of minerals in potato tubers

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3064541/ Ngày truy cập: 13/10/2021

Phiên bản hiện tại

28/02/2023

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bật mí cách làm bánh bông lan tốt cho sức khỏe của người bệnh mạn tính

15 cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da trắng mịn, ngừa lão hóa


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo