Với nhiều công dụng trong thực phẩm và làm đẹp, việc sử dụng dầu dừa đã trở nên phổ biến. Dầu dừa mua bên ngoài có thể bị pha tạp chất. Để an toàn, bạn hãy tự làm dầu dừa với những cách làm dầu dừa tại nhà dưới đây bạn nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Với nhiều công dụng trong thực phẩm và làm đẹp, việc sử dụng dầu dừa đã trở nên phổ biến. Dầu dừa mua bên ngoài có thể bị pha tạp chất. Để an toàn, bạn hãy tự làm dầu dừa với những cách làm dầu dừa tại nhà dưới đây bạn nhé.
Có 2 cách lấy dầu dừa là nấu dầu dừa nóng và làm dầu lạnh. Với hướng dẫn chi tiết dưới đây, bạn sẽ chọn được cách làm dầu dừa tại nhà phù hợp với điều kiện của mình.
Dầu dừa ép lạnh có rất nhiều chất béo bão hòa làm cho nó rất ổn định, chống lại quá trình oxy hóa. Tự làm dầu dừa tại nhà theo cách làm dầu dừa ép lạnh khá đơn giản. Bạn theo dõi cách làm tinh dầu dừa ngay sau đây.
>> Đọc ngay: Uống nước dừa có tác dụng gì? 10 công dụng nghe là muốn uống liền mỗi ngày!
>> Tìm hiểu ngay: 10 tác dụng thần kỳ của nước gạo lứt rang khi uống mỗi ngày
Bên cạnh cách làm dầu dừa tại nhà bằng cách ép lạnh, bạn có thể tự thắng dầu dừa để thu được nhiều tinh dầu hơn. Cách bước làm như sau:
Bước 2. Lọc nước cốt dừa
Bước 3. Cách thắng dầu dừa – Đun sôi nước cốt dừa
Bạn có thể kéo dài thời hạn sử dụng của dầu dừa bằng cách bảo quản đúng cách trong hộp kín đã khử trùng ở nơi thoáng mát. Bạn nhớ lưu ý chỉ sử dụng dầu dừa nếu bạn chắc chắn rằng nó không bị ôi thiu nhé!
Hộp đựng dầu dừa thành phẩm tự làm vô cùng quan trọng trong việc bảo quản. Bạn chú ý chỉ đựng dầu dừa tự làm trong lọ, hũ chứa khô ráo và đã được khử trùng kỹ lương bạn nhé! Dưới đây là cách bảo quản dầu dừa của bạn để kéo dài thời hạn sử dụng và giữ cho dầu không bị ôi thiu:
1. Trong hộp kín. Bạn nhớ luôn đậy kín hộp sau khi bạn sử dụng xong để tránh không khí và các chất gây ô nhiễm bên ngoài. Tiếp xúc với không khí là nguyên nhân chính khiến dầu dừa nhanh hỏng.
2. Bảo quản trong tủ lạnh. Bạn không nhất thiết phải luôn giữ dầu dừa tự làm trong tủ lạnh. Thế nhưng, việc này có thể làm chậm quá trình làm hư hỏng.
3. Bảo quản ở nơi tối. Nếu bạn bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng, hãy để ở nơi tối như tủ hoặc tủ đựng thức ăn. Ánh sáng mặt trời trực tiếp có thể làm giảm thời hạn sử dụng của nó.
>> Đọc ngay: Cây ngải cứu trị bệnh gì? 3 lưu ý quan trọng khi dùng cây ngải cứu chữa bệnh
Những dấu hiệu hư hỏng sau đây có thể cho biết dầu dừa tự làm của bạn có bị hỏng hay không:
1. Đổi màu. Cách làm dầu dừa tại nhà sẽ cho thành phẩm có màu trắng nhạt. Nếu dầu dừa của bạn bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây; có bất kỳ đốm dầu sẫm màu nào; hoặc có dấu hiệu bị mốc bạn đừng sử dụng nhé!
2. Mùi hương. Dầu dừa có mùi thơm dễ chịu tự nhiên của dừa, hoặc mùi hương trung tính. Dầu dừa ôi thiu sẽ có mùi chua hoặc đắng.
3. Kết cấu. Dầu dừa sẽ ở dạng lỏng hoặc dạng đặc, tùy thuộc vào cách làm dầu dừa của bạn và cách bạn bảo quản (ở nhiệt độ phòng hay trong tủ lạnh). Tuy nhiên, nếu kết cấu của dầu trở nên đặc quánh, với kết cấu không nhất quán, giống như kem đông đặc. Đây đều là dấu hiệu cho thấy dầu dừa sắp bị hỏng.
Dầu dừa đem lại nhiều công dụng “thần kỳ” trong làm đẹp và dinh dưỡng. Bạn có thể tìm mua dầu dừa ở nhiều cửa hàng, tuy nhiên, tự chế dầu dừa tại nhà để sửa dụng vẫn là an toàn nhất. Bằng những cách làm dầu dừa đơn giản vừa nêu, mong rằng bạn sẽ có thể tự làm dầu dừa ở nhà nhé.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!