backup og meta

3 cách giúp bạn ăn kiêng đường một cách lành mạnh

3 cách giúp bạn ăn kiêng đường một cách lành mạnh

Ăn kiêng đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm cân và còn làm cho làn da bạn trở nên đẹp hơn.

Tuy nhiên, đối với một số người, đặc biệt là những người mới bắt đầu ăn kiêng đường thì đây là một thử thách hết sức khó khăn. Hello Bacsi sẽ gợi ý cho bạn 3 cách giúp kiềm chế các triệu chứng khó chịu khi ăn kiêng đường một cách lành mạnh nhé.

1. Dừng hẳn việc ăn đường

Cách tốt nhất để cắt giảm đường chính là dừng hẳn việc ăn đường. Việc giảm dần lượng đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày không hề có hiệu quả. Bằng cách cai đường hoàn toàn trong những ngày đầu, bạn sẽ giảm được nguy cơ cố gắng “lách luật’ khi ăn đồ ngọt.

Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên dành hẳn 3 ngày liền không ăn đường. Trong 3 ngày này, bạn không nên đụng tới đường, kể cả các loại đường tự nhiên có trong trái cây. Sau khi cai đường thành công, bạn có thể tiêu thụ đường tự nhiên. Bạn sẽ cảm thấy khoảng thời gian 3 ngày này cực kỳ khó khăn. Nhưng đây là khoảng thời gian tối thiểu để giúp bạn phá bỏ thói quen ăn quá nhiều đường và từ đó hình thành nên một thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

2. Ăn uống đầy đủ và lành mạnh

Nếu bạn nghiện ăn đường, cơ thể bạn sẽ quen với việc đường liên tục được nạp vào cơ thể. Chính vì thế, khi bạn bắt đầu ăn kiêng đường, đồng nghĩa với việc nguồn cung cấp đường cho cơ thể của bạn không còn nữa. Lúc này cơ thể sẽ “biểu tình” bằng cách làm rối loạn cảm xúc và năng lượng của bạn.

Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp kiềm chế cảm xúc cũng như cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể bạn khi bạn đang trong quá trình ăn kiêng đường. Bạn cần uống thật nhiều nước để giúp giảm mệt mỏi, nhức đầu cũng như các tác dụng phụ của việc ăn kiêng đường.

Bên cạnh đó, việc ăn nhiều rau củ và protein hữu cơ sẽ giúp bạn no lâu hơn và có thể kiềm chế cơn thèm ăn đường. Hơn nữa, để tránh việc cáu gắt khi đói bụng, bạn có thể chọn ăn những món ăn vặt cung cấp chất xơ và những chất béo tốt cho sức khỏe như cần tây, bơ, dầu ô liu, trứng, các loại đậu…

3. Kiềm chế cơn thèm đồ ngọt đúng cách

Một trong những việc khó khăn nhất trong quá trình ăn kiêng đường là khi bạn đang phải chịu những tác dụng phụ của việc cắt bỏ đường. Bạn lại còn phải đối phó với các cơn thèm đồ ngọt. Ăn kiêng đường không đồng nghĩa với việc bạn phải ăn những món nhạt. Bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc, gia vị để giúp bạn có thể cắt bỏ việc ăn đường nhưng vẫn thưởng thức được những món ăn đậm đà.

Một cách khác để chống lại sự thèm ngọt chính là uống trà đá không đường hoặc bia ướp lạnh. Các chuyên gia gần đây đã phát hiện ra rằng nước lạnh có khả năng giúp kiềm chế sự thèm ngọt.

Cuối cùng, để giảm bớt cơn thèm đường, sau 3 ngày cắt bỏ hoàn toàn đường, bạn có thể dần cho một lượng nhỏ đường tự nhiên (như mật ong hữu cơ hay siro phong) vào chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu ăn đường lại, bạn sẽ thấy một sự khác biệt khá lớn. Đó là vị giác cảm nhận độ ngọt của bạn đã ít nhiều thay đổi. Vì thế, việc ăn kiêng đường trong một thời gian dù ngắn, cũng có thể giúp tăng vị giác của bạn, từ đó khiến những món ăn chứa đường tự nhiên trở nên ngon hơn.

Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thêm đường tự nhiên vào chế độ ăn uống của bạn một cách từ từ. Chẳng hạn như ăn 1 đến 2 quả táo hoặc chuối mỗi ngày kèm theo đó là sử dụng các sản phẩm bơ sữa không đường và sữa chua trắng. Việc bổ sung đường từ từ vào chế độ ăn uống sẽ giúp kiềm chế sự thèm ngọt nhưng vẫn không làm bạn nghiện đường trở lại. Và nếu duy trì được điều này đủ lâu, cơ thể bạn sẽ có thể tự điều chỉnh để có thể thích nghi với đường tự nhiên mà không cần đến đường hóa học.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to Ease Withdrawal Symptoms When You Quit Sugar

http://www.health.com/nutrition/sugar-free-diet-help

Ngày truy cập 13.10.2017

 

How to Get Through Sugar Withdrawal

https://www.wikihow.com/Get-Through-Sugar-Withdrawal

Ngày truy cập 31.10.2017

Phiên bản hiện tại

28/11/2017

Tác giả: Hữu Hậu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không, có bị ngộ độc không?

Tránh xa bệnh tiểu đường, 5 mẹo hay cần biết!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hữu Hậu · Ngày cập nhật: 28/11/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo