backup og meta

Uống thuốc giảm cân: Loại nào an toàn và khi nào bạn nên dùng?

Uống thuốc giảm cân: Loại nào an toàn và khi nào bạn nên dùng?

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giảm cân hoặc đang gặp các vấn đề sức khỏe do thừa cân, béo phì thì chắc hẳn việc uống thuốc giảm cân là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Thuốc giảm cân là loại thuốc rất có sức hút. Thế nhưng dù đã dùng thuốc để giảm cân thì bạn vẫn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Điều quan trọng nhất trong quá trình giảm cân vẫn là chế độ ăn uống và luyện tập của bạn. Vì vậy, bài viết sau của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo. Nếu có nhu cầu dùng thuốc giảm cân thì bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ nhé!

Thuốc giảm cân phù hợp với những đối tượng nào?

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng phương pháp giảm cân lành mạnh và an toàn nhất là tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng. Bên cạnh đó thì việc hiểu và điều chỉnh thái độ của bạn đối với chuyện ăn uống cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giảm cân.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp thì những điều kiện này là chưa đủ. Vì vậy, bác sĩ có thể xem xét và đề xuất một loại thuốc giảm cân phù hợp với bạn. Theo đó, bạn có thể uống thuốc giảm cân nếu là một trong những đối tượng sau:

  • Bạn có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
  • Bạn có BMI từ 27 trở lên và đang gặp các vấn đề bệnh lý liên quan đến béo phì như huyết áp cao hoặc đái tháo đường type 2.
  • Bạn không thể giảm khoảng 0.5 kg mỗi tuần sau 6 tháng ăn kiêng, tập thể dục và thay đổi hành vi ăn uống.

Trước khi chỉ định một loại thuốc giảm cân, bác sĩ thường xem xét bệnh sử và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về ưu nhược điểm của các loại thuốc giảm cân theo toa. Điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là việc uống thuốc giảm cân không dành cho tất cả mọi người. Do đó, bạn không nên dùng loại thuốc này nếu đang cố gắng mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Những loại thuốc giảm cân nào được FDA phê duyệt để sử dụng?

uống thuốc giảm cân

Thuốc giảm cân hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết các loại thuốc đều ngăn chặn sự thèm ăn hoặc làm cơ thể giảm khả năng hấp thu chất béo từ thức ăn. Bên cạnh đó, một số thành phần của thuốc trầm cảm, đái tháo đường hoặc chống động kinh cũng có mặt trong các loại thuốc giảm cân hiện nay.

Để sử dụng trong thời gian ngắn, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt các loại thuốc giảm cân sau:

Để sử dụng lâu dài, FDA đã phê duyệt các loại thuốc sau:

  • Orlistat (Xenical, Alli)
  • Phentermine/topiramate (Qsymia)
  • Naltrexone/bupropion
  • Liraglutide (Saxenda)

Nhiều người thường băn khoăn rằng nên uống thuốc giảm cân trong bao lâu? Câu trả lời là thời gian bạn dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào việc loại thuốc đó có giúp bạn giảm cân hay không. Nếu bạn đã giảm cân như mong muốn và không gặp tác dụng phụ nghiêm trọng thì bác sĩ có thể cho phép bạn dùng thuốc trong thời gian dài. Ngược lại, nếu thuốc không giúp bạn giảm cân sau 3 – 6 tháng sử dụng thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc đổi đơn thuốc hoặc đổi sang phương pháp giảm cân khác.

Uống thuốc giảm cân có gặp tác dụng phụ không? Những điều bạn cần biết

uống thuốc giảm cân

Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm cân là những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong y khoa. Ở Mỹ, dưới sức ép của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một số sản phẩm đã bị “khai tử” trên thị trường vì gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều này đã làm cho một số bác sĩ phải cân nhắc nhiều hơn trước khi kê đơn thuốc giảm cân cho bệnh nhân hoặc khách hàng của họ.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc giảm cân được lưu hành trên thị trường vẫn có thể gây một số tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian khi bạn uống thuốc giảm cân và hiếm khi xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số người dùng thuốc phản ánh rằng họ chỉ giảm được khoảng 2 đến khoảng hơn 4 kg và khá thất vọng về con số ít ỏi này. Một số khác thì nhận thấy rằng họ đã tăng cân trở lại khi ngừng dùng thuốc giảm cân. Có thể nói, kết quả sau khi dùng thuốc sẽ khác nhau đối với mỗi cá nhân. Lời khuyên cho những trường hợp này là bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Thay vào đó là nên ăn kiêng đúng cách và tập thể dục thường xuyên để giảm cân một cách hiệu quả và an toàn.

Nhìn chung, không có loại thuốc giảm cân nào thần kỳ đến mức đem lại hiệu quả nhanh chóng dù cho loại thuốc đó được FDA phê duyệt. Vì vậy, nếu có ý định dùng thuốc giảm cân, bạn nên cẩn trọng với những thông tin quảng cáo về hiệu quả của thuốc. Cách tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ để uống thuốc giảm cân phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Prescription weight-loss drugs

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/weight-loss/in-depth/weight-loss-drugs/art-20044832 Truy cập ngày 02/11/2021

Top Weight Loss Medications

https://obesitymedicine.org/weight-loss-medications/ Truy cập ngày 02/11/2021

Prescription Weight-loss Medicines

https://familydoctor.org/prescription-weight-loss-medicines/ Truy cập ngày 02/11/2021

Prescription Medications to Treat Overweight & Obesity

https://www.niddk.nih.gov/health-information/weight-management/prescription-medications-treat-overweight-obesity Truy cập ngày 02/11/2021

FDA requests the withdrawal of the weight-loss drug Belviq, Belviq XR (lorcaserin) from the market

https://www.fda.gov/drugs/drug-safety-and-availability/fda-requests-withdrawal-weight-loss-drug-belviq-belviq-xr-lorcaserin-market Truy cập ngày 02/11/2021

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bật mí cách làm bánh bông lan tốt cho sức khỏe của người bệnh mạn tính

Mách bạn 7 thực phẩm giàu chất xơ giảm cân để dáng đẹp, người thon


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo