Chế độ ăn cắt giảm carbohydrate (chế độ low-carb) giúp bạn giảm cân, cân bằng nồng độ đường và làm giảm lượng triglyceride trong máu. Muốn làm được điều đó, bạn cần phải tránh xa những loại thực phẩm không nên ăn khi đang theo chế độ low-carb.
Nếu tự thiết kế chế độ ăn low carb cho bản thân khi không có sự giúp đỡ và hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, bạn sẽ dễ dàng gặp các khó khăn trong việc cân bằng lượng tinh bột hấp thụ. Nếu không cẩn trọng, cơ thể bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu carbohydrate dẫn đến thiếu hụt năng lượng.
Khi giảm cân với thực đơn low carb, ngoài những thực phẩm chứa nhiều tinh bột nằm trong danh sách “hạn chế” thì vẫn còn rất nhiều thực phẩm chứa carb rất tốt cho sức khỏe mà bạn có thể ăn, miễn là bạn biết giới hạn khẩu phần của mình, tránh ăn quá nhiều.
Lựa chọn mục tiêu cho chế độ low-carb
Bạn không cần phải hoàn toàn loại bỏ carbohydrate ra khỏi thực đơn của mình ngay cả khi bạn đang thực hiện một chế độ ăn uống hạn chế carbohydrate. Nhưng để tìm ra những thực phẩm có thể ăn, bạn sẽ cần phải xác định số lượng carb cho phép trong chế độ ăn uống giảm cân của bản thân. Điều này không dễ dàng chút nào vì định nghĩa tiêu chuẩn cho chế độ ăn kiêng chưa được phát triển rộng rãi và các chế độ ăn uống phổ biến khác lại có các quy tắc riêng của chúng mà bạn phải tuân theo, chứ không phải cứ đơn thuần là nói “không’ với những thực phẩm không nên ăn.
Theo hướng dẫn chung, thực hiện chế độ ăn kiêng low-carb có nghĩa là cơ thể bạn phải tiêu thụ ít hơn 130g tổng lượng carb mỗi ngày. Tuy nhiên, tiêu thụ ít hơn 130g carb mỗi ngày là mức độ quá thấp và đáng báo động, vì vậy bạn nên duy trì mức độ trên 130g để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong suốt quá trình ăn kiêng.
Bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định tránh xa những thực phẩm không nên ăn và bắt đầu chế độ ăn kiêng nhé. Khi đã vạch ra được những mục tiêu tiêu thụ carb hàng ngày của mình, bạn có thể bắt đầu chọn các loại thực phẩm chứa carb để đưa vào danh sách “hạn chế”.
Danh sách 8 thực phẩm không nên ăn theo chế độ low-carb
1. Bánh kẹo ngọt
Kẹo ngọt và đặc biệt bánh nướng là những món ăn dẫn đầu danh sách những thục phẩm không nên ăn bởi nhiều lý do. Bánh kẹo ngọt chứa rất nhiều carb so với các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, chúng còn chứa nhiều đường cung cấp thêm carbohydrate và calo nhưng lại chẳng có giá trị dinh dưỡng nào. Nhiều loại thực phẩm nướng cung cấp từ 30–80g carbohydrate trong mỗi khẩu phần, tùy thuộc vào loại thực phẩm và kích cỡ sản phẩm.
Hãy dừng ngay việc bổ sung kẹo ngọt, bởi vì nếu chịu khó tính toán, bạn sẽ thấy được lượng carb khổng lồ trong những chiếc bánh bé xíu xiu. Bánh kem hai lớp với diện tích 10 cm2 chứa khoảng 80g carbohydrate; một cái bánh tráng lớn chứa 70g; một miếng bánh trái cây cung cấp 50g và một nửa chén bánh pudding chứa khoảng 30g carb. Các loại bánh nướng có thể chứa từ 60–75g carb, nhưng bánh nướng xốp tự làm thường chứa ít hơn vì chúng có kích thước nhỏ hơn.
Một số đồ ngọt chứa lượng carbohydrate thấp hơn như 31,3g sô-cô-la đen chứa 13g carb. Những điều tuy rất nhỏ này lại tạo nên sự khác biệt lớn. Ví dụ, một miếng bánh quy sô-cô-la nhỏ chỉ chứa 9g carb, nhưng nếu ăn một hộp bánh quy, bạn có thể dễ dàng hấp thụ nhiều hơn 50g đường.
2. Trái cây giàu đường và rau củ giàu tinh bột
Trái cây sấy khô và chuối được vào danh sách “thực phẩm không nên ăn’ trong chế độ low-carb vì chúng có lượng carb cao hơn các loại trái cây khác. Một quả chuối nhỏ –dài dưới 15 cm – chứa 18g carb. 1/4 cốc trái cây sấy khô, bao gồm nho khô, mơ khô và đào, chứa từ 20 đến 33g carb. Các loại trái cây khác và rau giàu tinh bột có chứa 15g carbohydrate trong một khẩu phần.
Thay vì uống nước ép, ăn trái cây nguyên chất là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe bởi vì nước trái cây không chứa nhiều chất xơ, kể cả các loại nước ép chứa xác trái cây. 15g carb sẽ có trong phần ăn gồm một quả táo nhỏ, một quả đào trung bình và 1/2 quả lê lớn hoặc phần ăn gồm 3/4 chén quả việt quất, 1 chùm quả mâm xôi và 1 + 1/4 cốc dâu tây.
Khoai tây, đậu Hà Lan, ngô và bí ngô, trứng cá hồi và rau bó xôi là những loại rau giàu tinh bột. Khẩu phần ăn đảm bảo duy trì ở mức 15g carb bao gồm 1/2 chén đậu Hà Lan, ngô và khoai tây nghiền, 1/2 quả ngô lớn, 1 chén bí ngô và một củ khoai tây nướng nhỏ hoặc 1/4 củ nếu lớn hơn.
3. Trái cây đóng hộp
Những lát trái cây cắt sẵn với màu sắc sặc sỡ trông khá hấp dẫn khi ăn cùng những ly cocktail. Tuy nhiên, tất cả các loại trái cây đóng hộp đều là những thực phẩm không nên ăn, bởi vì chúng được ngâm trong đường hóa học và chứa chất bảo quản, vì vậy dù ngon miệng nhưng bạn nên hạn chế nạp đường vào cơ thể khi đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân và thay bằng trái cây tươi như dâu, bưởi, cam…
4. Các loại sốt salad
Salad là một món ăn không thể thiếu trong thời kỳ giảm cân của phái đẹp. Nhưng bạn đừng vô tình thêm năng lượng và chất béo từ các loạt sốt bán sẵn ngoài siêu thị để tăng mùi vị cho món rau xanh, vì điều đó sẽ làm kế hoạch ăn kiêng của bạn phá sản. Dầu ô liu, giấm táo hoặc thậm chí sữa chua ít béo là những loại sốt an toàn cho cân nặng của bạn.
5. Sữa tươi nguyên kem
Sữa tươi là thức uống quen thuộc với tất cả mọi người, giúp bổ sung canxi và một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Quan trọng nhất trong chế độ ăn kiêng giảm cân vẫn là hạn chế lượng kcal và chất béo xấu vào cơ thể nên sữa tươi nguyên kem không phải là một lựa chọn khôn ngoan cho người muốn giảm cân. Bạn nên chọn những loại sữa đã được lược bớt chất béo hoặc chuyển sang uống sữa đậu nành, sữa hạnh nhân ít calo và chất béo.
6. Ngũ cốc nguyên hạt và đậu
Cây ngũ cốc và các cây đậu cung cấp trung bình 15g carb cho mỗi khẩu phần. Đậu, đậu lăng và bánh mì nguyên hạt, mì ống, ngũ cốc, gạo và bánh quy là những nguồn cung cấp chất xơ và chất dinh dưỡng quan trọng, do đó bạn không phải xếp chúng vào danh sách “thục phẩm không nên ăn”. Tuy nhiên, bạn vẫn chỉ nên tiêu thụ chúng trong một khẩu phần nhỏ thôi và tận dụng chúng để bổ sung một phần vào lượng carb hàng ngày của bạn.
Đối với bánh mì, bạn chỉ cần khoảng 1 lát bánh mì, nửa chiếc hamburger, một phần ba bánh mì bagel hoặc phần bánh kếp trong mỗi khẩu phần ăn là đủ. Khẩu phần hợp lý cho hầu hết các loại đậu và đậu lăng là 1/2 chén, đối với đậu nướng thì bạn chỉ cần 1/3 chén là đủ. Bạn chỉ có thể ăn 1/3 cốc ngũ cốc nấu chín như gạo, quinoa và lúa mạch, nhưng với bột yến mạch bạn có thể ăn 1/2 cốc.
7. Sữa và các loại gia vị
Sữa tự nhiên thuộc hàng thực phẩm không nên ăn? Tại sao ư? Bởi vì chúng có chứa đường, có nghĩa là trung bình bạn sẽ hấp thụ từ 12 đến 15g carb trong một cốc sữa bò hoặc 2/3 ly sữa chua. Sữa đậu nành là một lựa chọn tốt hơn bởi vì nó chỉ chứa 9g mỗi cốc, trong khi lượng carb trong sữa gạo lại cao hơn nhiều với 23g carb. Các sản phẩm từ sữa hoặc đậu nành có hương vị, vị ngọt hoặc chứa trái cây có nhiều carbohydrate hơn, do đó bạn nên đọc trên bao bì trước khi mua để đảm bảo bạn không vượt quá chỉ số lượng carb hấp thụ hằng ngày của mình.
Hãy thận trọng với các loại gia vị, nước sốt và mứt. Chúng chứa từ 5–15g carb trong mỗi khẩu phần tùy thuộc vào số lượng khác nhau từ 1 muỗng canh đến 1/3 cốc.
Bạn nên nhớ chế độ ăn low-carb chỉ là cắt giảm chứ không phải cắt bỏ carbohydrate hoàn toàn trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu thực hiện kiên trì theo chế độ low-carb, tránh xa những thực phẩm không nên ăn, cộng với sự kiên trì tập luyện thể lực giảm mỡ, bạn sẽ có một thân hình săn chắc như ý.
[embed-health-tool-bmi]