backup og meta

Uống sâm tố nữ bao lâu thì có tác dụng? Lưu ý khi sử dụng sâm tố nữ

Uống sâm tố nữ bao lâu thì có tác dụng? Lưu ý khi sử dụng sâm tố nữ

Từ lâu, sâm tố nữ được dùng như một loại “xuân dược” cho sức khỏe và vẻ đẹp của phụ nữ. Song uống sâm tố nữ bao lâu thì có tác dụng? Những lưu ý nào khi dùng loại sâm này thì không phải ai cũng biết.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu chi tiết về sâm tố nữ để biết rõ những ai không nên dùng sâm tố nữ, dùng bao lâu và dùng như thế nào nhé!

Sâm tố nữ là gì?

Sâm tố nữ còn được gọi là sắn dây củ tròn thuộc họ Đậu – có tên khoa học là Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat). Nó còn được biết đến với những cái tên như: Pueraria lobata, Pueraria montana, Radix puerariae, Niyomdham, Kudzu hoặc Kwao Krua. Với tác dụng nổi bật là chống lão hóa và làm chậm quá trình mãn kinh của phụ nữ. 

Sâm tố nữ là loại thực vật dây leo, ưa ánh sáng yếu. Lá cây hình chân vịt. Hoa 5 cánh mọc thành từng chùm, cụm hoa thường dài khoảng 30cm. Củ sâm tố nữ có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng bên ngoài khá giống củ sắn ở Việt Nam, trọng lượng và kích thước củ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng tại nơi sinh trưởng. Sâm tố nữ thường được tìm thấy ở các vùng cao Thái Lan và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

Uống sâm tố nữ bao lâu thì có tác dụng

Tác dụng của sâm tố nữ đối với sức khỏe

Từ xa xưa, y học cổ truyền Thái Lan đã sử dụng sâm tố nữ như một loại dược liệu để trẻ hóa làn da, đen tóc và cải thiện các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. 

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng cho thấy sâm tố nữ có chứa khoảng 17 hoạt chất tương tự nội tiết tố nữ (estrogen), bao gồm các thành phần phytoestrogen, deoxymiroestrol, isoflavonoid và miroestrol rất phong phú. Trong đó, deoxymiroestrol là hoạt chất có tác dụng mạnh gấp 1.000 – 10.000 lần so với 2 hoạt chất Daidzein và Genistein có trong chiết xuất của mầm đậu nành (cũng được biết đến như một trong những sản phẩm giúp gia tăng estrogen của phụ nữ). 

Nhờ đó, sâm tố nữ mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sắc vóc phụ nữ như:

  • Giúp cơ thể sản xuất và duy trì estrogen ở mức ổn định giúp chống lão hóa và làm chậm quá trình mãn kinh của phụ nữ, nhờ đó mà cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh về loãng xương.
  • Cải thiện ham muốn tình dục ở phụ nữ
  • Giảm triệu chứng tiền mãn kinh ở nữ như cáu gắt, sạm da, bốc hỏa, mất ngủ, đau cơ, nhức đầu, hồi hộp, tiểu không tự chủ và đổ mồ hôi ban đêm,…
  • Tăng khả năng hấp thu collagen, hỗ trợ ngực săn chắc và đầy đặn hơn
  • Bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cải thiện các vấn đề về da, giúp da trở nên mềm mịn màng và tươi sáng hơn
  • Cải thiện trí nhớ và kích thích hệ tiêu hóa.

Tác dụng của sâm tố nữ đối với phụ nữ

Uống sâm tố nữ bao lâu thì có tác dụng?

Trong một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy, sử dụng 100mg sâm tố nữ hàng ngày, trong vòng 6 tháng sẽ làm giảm các triệu chứng do suy giảm estrogen ở giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ. Nếu uống sâm tố nữ trong 2 tháng sẽ có tác dụng cải thiện kích thước và săn chắc vòng ngực

Tuy nhiên, các chuyên gia không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi uống sâm tố nữ bao lâu thì có tác dụng vì điều này phụ thuộc vào khả năng hấp thu ở cơ địa mỗi người. Để đảm bảo an toàn có sức khỏe, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng sâm tố nữ.

Sâm tố nữ dành cho người bao nhiêu tuổi?

Sâm tố nữ được dùng để ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến thiếu hụt estrogen ở phụ nữ. Sẽ không có một con số cụ thể để xác định sâm tố nữ dành cho người bao nhiêu tuổi. Điều này cũng phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người. 

Dựa theo tác dụng của sâm tố nữ, thì loại dược liệu này sẽ thích hợp với phụ nữ trung niên khoảng 35 tuổi trở lên. Thông thường, phụ nữ ở độ tuổi này phải đối mặt với các dấu hiệu lão hóa, dấu hiệu suy giảm estrogen như: Giảm ham muốn, khi quan hệ thấy đau rát, khó chịu, mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt…

Liều lượng sâm tố nữ được dùng cũng phụ thuộc vào mục đích và thời gian sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định liều lượng thích hợp khi sử dụng.

Những ai không nên dùng sâm tố nữ?  

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp nhưng sâm tố nữ không phù hợp với mọi đối tượng. Vậy những ai không nên dùng sâm tố nữ? Những đối tượng này bao gồm:

  • Những người đang dùng thuốc có thành phần tamoxifen, bởi vì tác dụng sản sinh estrogen của sâm tố nữ có thể đối kháng tác dụng của tamoxifen.
  • Những người mẫn cảm với thành phần trong sâm tố nữ.
  • Sâm tố nữ có nhiều hoạt chất ảnh hưởng tới hệ thống nội tiết tố. Vì thế, những người mắc bệnh u nang buồng trứng, ung thư tuyến giáp hoặc người có khối u, bệnh nhân bị gan, bệnh nhân ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen… không nên sử dụng để tránh trường hợp khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
  • Những người đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên sử dụng sâm tố nữ.

Phụ nữ mang thai không nên dùng sâm tố nữ

Uống sâm tố nữ có kiêng gì không?

Để phát huy công dụng tốt nhất của sâm tố nữ, bạn cần tìm hiểu uống sâm tố nữ có kiêng gì không để chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống trong thời gian dùng sâm tố nữ.

Theo đó, bạn không nên dùng sâm tố nữ cùng với những loại thực phẩm sau đây:
  • Mật ong, đường: Cho thêm mật ong và đường vào sâm tố nữ để tăng độ ngọt sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. 
  • Hoa bưởi, hoa sen, hoa nhài: Nếu chị em có ý định ướp thêm hương vào sâm tố nữ để gia tăng hương vị thì tuyệt đối không nên vì chúng có thể làm giảm đi dược tính quý giá có trong sâm tố nữ.
Trong thời gian uống sâm tố nữ, chị em còn nên kiêng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú ý đến liều lượng, theo khuyến cáo chỉ nên sử dụng khoảng 25 – 100mg sâm tố nữ trong 1 ngày.

Một số lưu ý khi uống sâm tố nữ

Khi uống sâm tố nữ, bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Không nên sử dụng quá liều sâm tố nữ vì có thể gây ra các tình trạng như: Chảy máu âm đạo bất thường, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đau ngực. Một số phản ứng khác nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến gan, làm hình thành cục máu đông, đau tim, tăng nguy cơ ung thư, đột quỵ…
  • Bên cạnh đó, hoạt chất deoxymiroestrol trong sâm tố nữ có đặc tính không bền nên khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị oxy hóa nhanh. Vì vậy, cách sử dụng hiệu quả và đơn giản nhất đó là ăn trực tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô củ và nghiền thành bột hoặc sử dụng các sản phẩm đã được điều chế để sử dụng.

Với những thông tin vừa cung cấp, Hello Bacsi hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về việc uống sâm tố nữ bao lâu thì có tác dụng cũng như những lưu ý cần thiết khi sử dụng sâm tố nữ trong đời sống hàng ngày. Chúc bạn luôn tươi trẻ, khỏe mạnh!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Kudzu (Pueraria candollei) Purported Benefits, Side Effects & More

https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/kudzu#references-28

Ngày truy cập: 29/1/2024

Pueraria candollei var. mirifica

https://www.science.gov/topicpages/p/pueraria+candollei+var.html

Ngày truy cập: 29/1/2024

Sâm tố nữ

https://vjol.info.vn/index.php/tcdh/article/view/37898

Ngày truy cập: 29/1/2024

Sâm tố nữ có tác dụng gì?

https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu/sam-to-nu

Ngày truy cập: 29/1/2024

Vị thuốc Sâm tố nữ

https://bvnguyentriphuong.com.vn/y-hoc-co-truyen/vi-thuoc-sam-to-nu

Ngày truy cập: 29/1/2024

Sample records for pueraria candollei var

https://www.science.gov/topicpages/p/pueraria+candollei+var.html

Ngày truy cập: 29/1/2024

Medical applications of phytoestrogens from the Thai herb Pueraria mirifica

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22460444/

Ngày truy cập: 29/1/2024

Efficacy and safety of Pueraria mirifica

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14971532/

Ngày truy cập: 29/1/2024

Phiên bản hiện tại

30/01/2024

Tác giả: Thu Hiền

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

4 cách nấu súp chay bổ dưỡng cho cả nhà mà mẹ không thể bỏ qua

Thạch sương sâm: Món giải nhiệt dân dã nhiều công dụng


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Thu Hiền · Ngày cập nhật: 30/01/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo