Trà gừng
Tinh dầu và mùi thơm của trà gừng làm ấm hệ tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn. Không nên uống trà gừng nếu người bệnh sốt hoặc cảm thấy nóng trong người. Cách làm trà gừng đơn giản: một vài lát gừng xắt mỏng ngâm trong nước sôi 80°C khoảng 15 phút. Chanh và mật ong sẽ giúp trà tăng hương vị, bổ sung một ít chất dinh dưỡng mà không làm kích thích hệ tiêu hóa.
Trà bạc hà
Tinh dầu bạc hà giúp giảm cảm giác đầy hơi và khiến người bị nghẹt mũi dễ chịu hơn. Một vài lá bạc hà rửa sạch ngâm trong nước sôi 80°C là bạn đã có một ly trà bạc hà. Bạn có thể thêm một ít chanh và mật ong như với trà gừng. Lưu ý tinh dầu bạc hà có thể khiến người bị trào ngược dạ dày thực quản khó chịu.
Cần có trái cây trong thực đơn cho người mới ốm dậy
Các loại trái cây mềm và mọng nước như cam, quýt, bưởi, mâm xôi, việt quất cung cấp nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp nâng cao sức đề kháng. Chuối, táo chứa nhiều tinh bột và chất xơ hòa tan, vị trung tính, hợp với dạ dày của người mới ốm dậy. Lưu ý người bệnh chỉ nên ăn trái cây với lượng vừa đủ khi hệ tiêu hóa đã ổn định hơn.
Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa tươi và sữa chua ít béo phù hợp với thể trạng của người mới ốm dậy. Sữa cung cấp protein, canxi, vitamin B2, B12, kali, phospho và có thể có vitamin A, D, đều là những chất dinh dưỡng có lợi cho người đang hồi phục sức khỏe.
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng những sản phẩm sữa bình thường đã sẵn quen thuộc để tránh những phản ứng của hệ tiêu hóa. Sữa chua giàu lợi khuẩn giúp khôi phục hệ vi khuẩn đường ruột bị ảnh hưởng do bệnh. Trong sữa chua, lactose của sữa cũng đã được chuyển hóa một phần thành dạng dễ hấp thu nên lành tính đối với một số người hơn so với sữa tươi.
Những thức uống nên tránh khi mới ốm dậy

– Tuyệt đối tránh thức uống có cồn. Bia, rượu sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị. Cồn có những tác động không tốt, thậm chí có thể nguy hiểm cho hệ thần kinh, tuần hoàn và đường ruột của người mới ốm dậy.
– Bạn không nên dùng đồ uống thể thao thay cho dung dịch điện giải (oresol mà bác sĩ kê để chống mất nước do nôn, tiêu chảy). Tỉ lệ muối : đường trong đồ uống thể thao không đạt tiêu chuẩn để thay thế oresol, thường là nhiều đường hơn mức cơ thể cần. Khí gas và các thành phần khác trong đồ uống thể thao, cũng như các loại nước ngọt có gas, có thể khiến bạn thấy khó chịu.
– Người mới ốm dậy cũng không nên uống trà và cà phê. Nhất là khi hệ tiêu hóa vừa bị rối loạn cần được nghỉ ngơi, trà và cà phê có thể gây những kích thích không tốt. Caffeine trong trà, cà phê còn gây khó ngủ nếu uống sai thời điểm, trong khi giấc ngủ rất cần thiết để hồi phục sức khỏe.
2. Thực đơn cho người mới ốm dậy cần dễ tiêu hóa và đủ chất dinh dưỡng
Người bệnh nên sớm ăn uống trở lại những thức ăn phù hợp khi giai đoạn bệnh nặng đã qua và cơ thể đang bước vào quá trình hồi phục. Người mới ốm dậy nên bắt đầu bằng những món ăn dễ tiêu nhất với thành phần dinh dưỡng đơn giản để dần đưa người bệnh về với lối ăn uống bình thường như khi khỏe mạnh.
Người mới ốm dậy nên ăn gì?
Thức ăn cho người mới ốm dậy nên đầy đủ các thành phần thịt, rau và đường bột, cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản: protein, chất xơ dễ tiêu, vitamin và khoáng chất ở một lượng vừa đủ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!