Từ lâu, tinh bột nghệ được ví là thần dược giúp điều trị nhiều vấn đề như dạ dày, tiêu hoá, làm đẹp da. Thế nhưng, thật ra không phải ai cũng có thể sử dụng thực phẩm này. Vậy những người nào không nên uống tinh bột nghệ?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
Từ lâu, tinh bột nghệ được ví là thần dược giúp điều trị nhiều vấn đề như dạ dày, tiêu hoá, làm đẹp da. Thế nhưng, thật ra không phải ai cũng có thể sử dụng thực phẩm này. Vậy những người nào không nên uống tinh bột nghệ?
Mời bạn đọc tìm hiểu những người không nên uống tinh bột nghệ theo khuyến cáo của các chuyên gia và các báo cáo nghiên cứu qua bài viết sau!
Theo báo cáo, mặc dù nghệ là thực phẩm an toàn và có lợi cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tiêu thụ quá nhiều nghệ trong chế độ ăn của mình.
Thông thường, phụ nữ sau sinh mổ chỉ nên dùng tinh bột nghệ 1 – 2 lần/tuần và nên chờ sau 2 tuần sinh mổ mới sử dụng.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, việc tiêu thụ nghệ có thể làm tăng đáng kể nồng độ oxalate trong nước tiểu, từ đó tăng nguy cơ hình thành sỏi thận ở những người có vấn đề về thận.
Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường mật nên cẩn thận khi tiêu thụ chất curcumin. Bởi tinh bột nghệ có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về túi mật, như làm tăng tiết mật.
Theo khuyến cáo, nếu dùng một lượng lớn bột nghệ và chất curcumin ở dạng bổ sung trong thời gian dài có thể gây khó chịu cho dạ dày và thậm chí là loét dạ dày. Vì vậy, những người không nên uống tinh bột nghệ như bệnh nhân sỏi mật hoặc tắc nghẽn đường mật nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng tinh bột nghệ trong chế độ ăn uống.
Nghệ là một chất làm loãng máu, do đó những người dùng thuốc chống đông máu như warfarin, clopidogrel (Plavix) và aspirin, cùng một số loại khác nên tránh tiêu thụ nghệ với liều lượng lớn. Việc tiêu thụ tinh bột nghệ hoặc chất curcumin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, khó cầm máu trong và sau khi phẫu thuật, khiến quá trình khôi phục sức khỏe nặng nề và kéo dài hơn.
Bệnh nhân đang trong quá trình hoá trị là một trong những người không nên uống tinh bột nghệ để tránh làm giảm tác dụng thuốc. Đặc biệt, nếu bạn đang dùng các loại thuốc hoá trị như:
Tinh bột nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu. Hơn nữa, khi đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, nghệ có thể gây hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp). Vì thế, các bệnh nhân tiểu đường nên thảo luận với bác sĩ trước khi bổ sung bột nghệ hay bất cứ chất bổ sung nào có chứa curcumin.
Nghệ có thể ức chế sự hấp thụ sắt từ 20-90% ở người, làm giảm sự hấp thu sắt theo cách phụ thuộc vào liều lượng. Phản ứng hóa học của nghệ cho thấy nó có thể liên kết gần như tất cả chất sắt có thể hấp thụ và gây ra tình trạng thiếu sắt.
Curcumin, thành phần hoạt chất trong nghệ liên kết với sắt (Fe3+) để tạo thành phức hợp sắt-curcumin phụ thuộc vào liều lượng và đặc tính của Fe3+. Trong thí nghiệm ở chuột, biểu hiện hepcidin và ferritin ở gan bị ức chế mạnh. Nồng độ sắt trong gan và lá lách giảm hơn 50%. Curcumin ức chế sự tổng hợp hepcidin – một trong những peptide liên quan đến cân bằng sắt và có khả năng gây ra tình trạng thiếu sắt.
Nhiều tài liệu y khoa đã chứng minh tình trạng thiếu sắt có liên quan đến việc sử dụng nghệ. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân thiếu máu đã đáp ứng với việc ngừng sử dụng nghệ.
8. Người dị ứng với nghệ
Mặc dù nghệ an toàn cho hầu hết mọi người khi thưởng thức trong thức ăn, nhưng nếu bạn bị dị ứng với loại gia vị này thì việc dùng tinh bột nghệ có thể gây phát ban, nổi mề đay hoặc đau bụng.
Tóm lại, những người không nên uống tinh bột nghệ là bệnh nhân gặp các bệnh lý như sỏi thận, tắc nghẽn đường mật, tiểu đường, người chuẩn bị phẫu thuật, hóa trị và phụ nữ mang thai. Hy vọng bài viết trên hữu ích, giúp bạn đọc tránh các rủi ro trong chế độ ăn uống nếu đang muốn sử dụng tinh bột nghệ.
Bạn có thể quan tâm:
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền
Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!