backup og meta

Ăn gì khi bị kiệt sức? 3 loại thực phẩm cần tích cực bổ sung

Ăn gì khi bị kiệt sức? 3 loại thực phẩm cần tích cực bổ sung

Ăn gì khi bị kiệt sức để nhanh chóng lấy lại sức khỏe? Nếu áp dụng đúng chế độ ăn uống dành cho người bị kiệt sức, bạn sẽ không còn phải chịu đựng sự mệt mỏi cực độ mỗi ngày.

Trong những lúc cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, hầu như ai trong chúng ta cũng đều mong muốn sẽ có những loại thực phẩm, liều thuốc hoặc một điều gì đó có thể giúp bản thân khỏe mạnh trở lại chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, đó là điều không thể!

Để cơ thể và tâm trí luôn khỏe mạnh, minh mẫn, bạn cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, thực phẩm và chế độ ăn uống thường ngày là những yếu tố quan trọng nhất bạn cần dành thời gian tìm hiểu và thực hiện.

Nếu bạn hoặc người thân đang cảm thấy mệt mỏi cực độ và muốn tìm hiểu ăn gì khi bị kiệt sức, hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này.

Kiệt sức là gì?

Cô gái kiệt sức trên bàn làm việc

Theo Medical News Today, các học giả và chuyên gia về sức khỏe tâm thần đã nghiên cứu trong nhiều năm để tìm ra câu trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi kiệt sức là gì?

Theo đó, kiệt sức là một hội chứng xuất phát từ dấu hiệu mệt mỏi cực độ về thể chất và căng thẳng mãn tính về tinh thần. Tình trạng này bao gồm cảm giác cạn kiệt năng lượng trong các hoạt động sống thường ngày; cảm giác tiêu cực với công việc như hoài nghi năng lực của bản thân, chất lượng công việc giảm sút.

Theo một lý giải khác, huấn luận viên sức khỏe tâm thần Tania Diggory chia sẻ với Medical News Today rằng, kiệt sức còn có thể là định nghĩa của trạng thái mất ý nghĩa trong công việc. Điều này có thể đi kèm với các biểu hiện như cảm thấy yếm thế, căng thẳng dài hạn và các dấu hiệu tiêu cực về mặt thể chất.

Ăn gì khi bị kiệt sức? 3 loại thực phẩm cần tăng cường bổ sung

Người phụ nữ đứng trước siêu thị để tìm thực phẩm cho người bị kiệt sức

1. Làm bạn với súp, sinh tố và các loại đồ uống ấm nóng

Súp hoặc các món ăn được chế biến theo kiểu hầm là thực đơn phù hợp khi bạn hoặc người thân đang bị kiệt sức.

Có những cách đơn giản giúp bạn nấu món hầm đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm:

– Thêm nhiều loại rau, củ để bổ sung chất xơ

– Thêm dầu oliu hoặc các loại dầu thực vật khác để cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể

– Thêm protein từ thực vật hoặc thịt động vật (heo, bò, gà).

Bên cạnh đó, sinh tố hoặc các loại đồ uống ấm nóng sẽ giúp cơ thể bạn được thư giãn và có thêm năng lượng để khỏe mạnh trở lại. Bạn có thể trải nghiệm với những gợi ý sau:

– Súp bắp cải

– Súp đậu lăng

– Súp cà rốt

– Sinh tố hạt điều

– Sinh tố cải bó xôi

– Sữa nghệ

– Trà nghệ…

2. Tăng cường nhóm thực phẩm có chứa omega-3

Omega-3 là loại axit béo mang lại nhiều lợi ích cho chức năng hoạt động của bộ não. Khi bạn bị kiệt sức, tinh thần của bạn sẽ không còn minh mẫn. Khi đó, bạn cần bổ sung chất béo lành mạnh, bao gồm omega-3 để tái tạo năng lượng cho não.

thực phẩm chứa nhiều omega-3

Hơn nữa, omega-3 cũng được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả trong tác dụng giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, căng thẳng mãn tính và cải thiện tâm trạng. Đây đều là những yếu tố có mối liên kết chặt chẽ với tình trạng kiệt sức.

Ngoài ra, các loại chất béo lành mạnh như omega-3 còn có khả năng hỗ trợ cơ thể hấp thụ tối đa các loại chất dinh dưỡng tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K và một số chất chống oxy hóa khác.

Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích và một số loại hải sản khác.

3. Ăn gì khi kiệt sức? Đừng bỏ qua chất xơ từ các loại rau

Chất xơ không chỉ giúp bạn no lâu hơn, nó còn đóng vai trò như prebiotic. Trong khi đó, prebiotic là thức ăn cho vi khuẩn tốt và men vi sinh trong cơ thể.

Khi bạn bổ sung chất xơ từ các loại rau, quả (cà rốt, bông cải xanh, cải mầm, chuối, dâu tây, đậu Hà Lan, đậu xanh, yến mạch…), cơ thể sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để cải thiện sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột.

Sức khỏe đường ruột lại tạo ra những tác động nhất định đến quá trình hoạt động của não bộ. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, những kích thích ở đường tiêu hóa sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống thần kinh trung ương. Sau đó, những tín hiệu này sẽ làm biến đổi tâm trạng của bạn.

Ăn gì khi bị kiệt sức? Bên cạnh những loại thực phẩm nên tăng cường tiêu thụ, bạn cũng nên tránh những loại đồ ăn, đồ uống có chứa chất kích thích mạnh như cà phê, bia, rượu.

Thực phẩm lành mạnh không chỉ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi trạng thái kiệt sức. Về mặt tổng thể, chúng còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Vì thế, kể cả khi bạn hoặc người thân chưa bị kiệt sức, hãy áp dụng chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm mà Hello Bacsi vừa gợi ý để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Foods for burnout

https://nutritionstripped.com/foods-for-burnout/

Ngày truy cập: 13-2-2020

What is burnout?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325943.php#3

Ngày truy cập: 13-2-2020

Foods to help burnout

https://www.healthygrocerygirl.com/blog/foods-to-help-with-burnout/

Ngày truy cập: 13-2-2020

Phiên bản hiện tại

10/07/2020

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Cách làm bánh chuối cho người bệnh mạn tính: Giữ trọn vị ngon mà vẫn an toàn sức khỏe

Cách làm giả cầy kiểu mới: Dinh dưỡng vẹn toàn cho người bệnh mạn tính


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 10/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo