backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Bị vết thương hở có nên ăn cá không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Bị vết thương hở có nên ăn cá không?

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ! Trong chế độ dinh dưỡng thường ngày, tôi ưu tiên ăn cá và thịt trắng hơn các loại thịt đỏ. Song gần đây do bất cẩn, tôi bị ngã và có vết thương hở ở vai. Tôi nghe nhiều người nói khi bị vết thương hở không nên ăn cá vì cá có mùi tanh, làm vết thương lâu lành. Bác sĩ tư vấn giúp bị vết thương hở có nên ăn cá không? Nếu được, nên ăn cá biển hay cá đồng để vết thương nhanh lành và không để lại sẹo? Cảm ơn bác sĩ!

(Hoàng Oanh- Hà Nội)

Bác sĩ trả lời:

Với câu hỏi bị vết thương hở có nên ăn cá không của độc giả Hoàng Oanh, bác sĩ Lai Ngọc Hiền – hiện đang công tác tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Y học Cổ truyển TP.HCM trả lời cụ thể như sau:

Trước khi tìm hiểu bị vết thương hở có nên ăn cá không và cách chọn lựa thực phẩm nào là có lợi nhất cho quá trình lành vết thương, chúng ta cần biết dinh dưỡng có vai trò quan trọng thế nào trong việc thúc đẩy quá trình làm lành vết thương trên cơ thể. 

Khi có vết thương, cơ thể sẽ huy động nhiều dưỡng chất carbohydrate (hay còn gọi là chất bột đường), protein (gồm các axit amin thiết yếu), chất béo và các vitamin (A, B1, B9, B12, C, E…), sắt, magiê, kẽm, đồng, selen… tham gia vào quá trình giúp vết thương liền miệng. Do vậy, người có vết thương cần ăn đầy đủ và đa dạng nhiều nhóm thực phẩm. 

Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa. Đây là nguyên liệu chính để tạo ra các tế bào. Nhóm bột đường góp phần năng lượng để duy trì mọi hoạt động. Chất béo, đặc biệt là các axit béo không bão hòa đa với vai trò quan trọng trong quá trình chống viêm và là nền móng cấu trúc của tế bào, có nhiều trong thực phẩm cá sông hoặc cá biển. 

bị vết thưởng hở có nên ăn cá không

Sắt, acid folic, vitamin B12 có liên quan đến quá trình tạo máu. Các chất này có nhiều trong thịt, gan, trứng, sữa và các loại rau có màu xanh đậm…Vì máu sẽ mang các nguyên liệu cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất, và oxy đến mô đang bị tổn thương. 

Vitamin A cần thiết cho sự hình thành biểu mô và xương, biệt hóa tế bào và chức năng miễn dịch. 

Vitamin C cần thiết cho sự hình thành collagen, chức năng miễn dịch thích hợp và như một chất chống oxy hóa mô. 

Vitamin E là chất chống oxy hóa hòa tan trong lipid chính của da. 

Hãy đọc thêm: Nên uống vitamin E vào lúc nào tốt nhất?

Kẽm và selen cũng giúp mau lành vết thương và chống nhiễm khuẩn. 

Những khoáng chất này có nhiều trong cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, thận, gan, ngũ cốc… Cùng với các axit amin Arginine và  Glutamine tham gia vào sự tăng cường miễn dịch làm lành vết thương. 

L-arginine là một amino acid giúp cơ thể tổng hợp protein và được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa. Còn Glutamine có trong  thịt bò, trứng, sữa…

Đến đây chắc bạn đã phần nào biết được bị vết thương hở có nên ăn cá không. Dù là cá biển hay cá đồng đều là nhóm thực phẩm giàu đạm, song nó còn chứa những vi chất cần thiết cho quá trình tái tạo vết thương. Tuy nhiên, theo bảng thành phần thực phẩm của viện Dinh dưỡng quốc gia, cho thấy nhóm cá biển có lượng axit béo không bão hòa cao hơn (ví dụ: cá mòi, cá mỡ, cá thu…). 

Một số quan niệm cho rằng trong thời gian vết thương đang lành sẹo, hoặc đang bị nhiễm trùng – mưng mủ không nên ăn tôm, cua, cá biển, thịt bò, rau muống… Đây là điều không có cơ sở khoa học. Thực chất, khi vết thương bị nhiễm trùng – mưng mủ, bạn chỉ nên kiêng những thực phẩm mà cơ thể người đang bị vết thương khi ăn vào bị kích ứng để tránh hiện tượng viêm tại chỗ và tạo mủ nhiều hơn. 
Để vết thương hở nhanh lành, bạn cần chọn nhóm thực phẩm gần gũi, dễ tìm, đa dạng, chế biến đơn giản mà đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Vết thương cũng cần được chăm sóc, vệ sinh, theo dõi hằng ngày theo sự chỉ dẫn của người thầy thuốc để tránh hình thành sẹo lồi, sẹo thâm.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị vết thương hở có nên ăn cá không và cách xây dựng chế độ ăn đa dạng khi cơ thể xuất hiện vết thương hở. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết về cách chăm sóc vết thương hở hoặc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh trên Hello Bacsi:

Bị vết thương hở nên bôi thuốc gì?

Mẹo nhỏ sơ cứu khi bị vết thương hở

8 mẹo nhỏ giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Utley, R., 1992. Nutritional factors associated with wound healing in the elderly. Ostomy/Wound Management, 38(3), pp.22-24.

Ngày tra cứu: 2/4/2022

MacKay, D.J. and Miller, A.L., 2003. Nutritional support for wound healing. Alternative medicine review, 8(4).

Ngày tra cứu: 2/4/2022

Arnold, M. and Barbul, A., 2006. Nutrition and wound healing. Plastic and reconstructive surgery, 117(7S), pp.42S-58S.

Ngày tra cứu: 2/4/2022

Russell, L., 2001. The importance of patients’ nutritional status in wound healing. British Journal of Nursing, 10(Sup1), pp.S42-S49.

Ngày tra cứu: 2/4/2022

Phiên bản hiện tại

04/04/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Thực phẩm chứa kim loại nặng

Dị ứng hải sản : Điều trị và phòng ngừa nhanh chóng tại nhà


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 04/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo