backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Mẹo nhỏ sơ cứu khi gặp vết thương hở

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Mẹo nhỏ sơ cứu khi gặp vết thương hở

    Hầu hết các vết cắt nằm trên bề mặt da và chỉ tạo thành vết rách nhỏ trên da. Bất kể là vết rách nhỏ hay lớn có thể đều cần phải may lại. Vết cắt dài hơn 1 cm thường cần phải may lại. Nếu vết cắt ở trên mặt và có độ dài khoảng hơn 0.5 cm cũng cần phải được may lại. Các vết thương cần phải được làm liền lại để tránh gây ra nhiễm trùng.

    Dấu hiệu và triệu chứng của vết thương hở trên da là gì?

    Các triệu chứng khi bị vết cắt và trầy trên da bao gồm:

    • Chảy máu;
    • Tấy đỏ hoặc sưng xung quanh vết thương;
    • Đau hoặc khó chịu ở bề mặt da.

     Chăm sóc vết thương hở tại nhà như thế nào?

    • Giữ vết thương trong vòng 10 phút để cầm máu;
    • Rửa vết thương với xà phòng và nước trong 5 phút;
    • Bỏ lớp da bị bong tróc bằng một cây kéo nhỏ (kéo chuyên dụng cho da bị rách bởi vết xước);
    • Thoa thuốc mỡ kháng sinh và che chắn vết thương bằng băng cá nhân hoặc gạc. Rửa vết thương, bôi thuốc mỡ, và thay băng hoặc gạc hàng ngày;
    • Uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau;
    • Sai lầm thường gặp khi điều trị vết cắt hoặc trầy da;
    • Không được sử dụng dung dịch cồn hoặc Merthiolate trên vết thương hở. Sẽ gây đau và tổn hại đến các mô thường;
    • Đừng chạm môi lên vết thương hở vì vết thương sẽ bị nhiễm trùng bởi nhiều loại vi trùng có trong miệng;
    • Hãy để vảy da tự rơi ra; bóc vảy lên có thể để lại sẹo.

    Khi nào bạn cần chăm sóc y tế?

    Tìm đến bác sĩ ngay lập tức nếu:

    • Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi giữ vết thương trong 10 phút;
    • Vết rách quá rộng cần phải may lại;
    • Vết cắt sâu (có khi bạn sẽ nhìn thấy xương hoặc gân);
    • Có bụi bẩn trong vết thương mà bạn không thể lấy ra được.

    Tìm đến bác sĩ sau đó nếu:

    • Vết cắt bị nhiễm trùng (ví dụ như có mủ chảy ra);
    • Đau, tấy đỏ hoặc sưng nhiều hơn sau 48 giờ;
    • Vết thương không lành trong vòng 10 ngày.

    Bạn nên phòng ngừa vết cắt, trầy xước trên da như thế nào?

    Để ngăn ngừa các vết cắt và trầy xước, hãy hạn chế các hoạt động nguy hiểm và tránh tiếp xúc với các bề mặt nhọn hay sắc bén. Mặc quần áo để bảo vệ cánh tay, chân và xương. Nếu không may bị trầy xước, hãy làm sạch vết thương và điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa nhiễm trùng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo