backup og meta

Ung thư vú và phù do mạch bạch huyết

Ung thư vú và phù do mạch bạch huyết

Việc nghe tin mình bị ung thư vú và chấp nhận nó thật sự là một giai đoạn rất khó khăn đối với bất cứ ai. Vì ngoài việc bạn sẽ gặp rất nhiều bất ổn về cảm xúc và tâm lý, bạn còn phải tìm hiểu một lượng rất lớn thông tin về căn bệnh này. Lượng thông tin này có thể làm bạn bị quá tải và càng hoang mang hơn.

Tuy nhiên, hiểu biết về các giai đoạn, các nhóm và các phương pháp điều trị hiện nay của bệnh ung thư sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định chính xác. Một điều rất quan trọng khác là bạn cũng nên tìm hiểu về các biến chứng có thể xảy ra, ví dụ như phù do mạch bạch huyết.

Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới các hạch bạch huyết, mạch máu, và ống dẫn có nhiệm vụ chuyển dịch bạch huyết từ các mô vào máu nhằm loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Nó đóng một vai trò trung tâm trong hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta.

Các hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong bệnh ung thư vú: nó giúp chỉ ra các tế bào ung thư có đang di chuyển đến những nơi khác trong cơ thể hay không. Bác sĩ thường sẽ tìm các tế bào ung thư trong các hạch khi phẫu thuật ngực.

Loại bỏ hạch bạch huyết

Khi phát hiện thấy ung thư, bạn sẽ phải phẫu thuật để cắt bỏ khối u, và thường bác sĩ cũng tiến hành sinh thiết các hạch bảo vệ cùng lúc đó. Hạch bảo vệ là các hạch đầu tiên của hệ thống bạch huyết mà chất dịch từ tế bào ung thư truyền đến. Khi các tế bào ung thư được tìm thấy trong các hạch bảo vệ, các bác sĩ sẽ tiếp tục loại bỏ thêm nhiều hạch (gọi là nạo hạch nách) khác cho đến khi họ không còn phát hiện thấy tế bào ung thư nữa. Nhiều hạch bạch huyết có thể bị cắt bỏ nếu bạn gặp phải tình trạng này.

Thật không may, loại bỏ các hạch bạch huyết không phải là không có các biến chứng. Tình trạng phù do bạch huyết chính là tác dụng phụ của việc cắt bỏ hạch. Nó thường xảy ra ở cánh tay phía bên cơ thể mắc bệnh ung thư, nhưng thỉnh thoảng nó cung xảy ra ở phần thân của cơ thể.

Những phụ nữ sử dụng phương pháp xạ trị sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này bởi vì bức xạ có thể gây sẹo ở các hạch bạch huyết. Không phải ai cũng bị phù do bạch huyết, tuy nhiên nguy cơ mắc phải nó sẽ càng tăng lên khi càng nhiều các hạch bị loại bỏ.

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh phù do bạch huyết

Cắt bỏ hạch khỏi cơ thể mà không rút hết chất dịch chảy ra khỏi mạch bạch huyết sẽ khiến chất dịch này đi ngược vào các mô mỡ của da vì không còn nơi nào để đi, và kết quả là sẽ gây ra nhiễm trùng.

Phù do mạch bạch huyết có thể xảy ra ngay lập tức sau khi điều trị hoặc nhiều năm sau đó, mặc dù khá hiếm có trường hợp xảy ra sau hai năm đầu tiên. Khi tình trạng này xảy ra, nó sẽ tồn tại suốt đời bạn. Các dấu hiệu và triệu chứng của phù do mạch bạch huyết có thể xảy ra bao gồm:

  • Sưng ở ngực, cánh tay, hoặc bàn tay ở phía bên được giải phẫu
  • Có cảm giác no hoặc nặng nề
  • Thay đổi cấu trúc da, chẳng hạn như độ căng da
  • Nhức hoặc đau ở vùng bị ảnh hưởng
  • Cử động các khớp khó khăn
  • Giảm sự linh hoạt
  • Chỗ đo nhẫn, đồng hồ và vòng đeo tay bị chặt
  • Da nóng và đỏ.

Những biện pháp làm giảm đến mức thấp nhất nguy cơ bị phù do mạch bạch huyết

Bạn thường sẽ cảm thấy bị sưng ngay sau khi phẫu thuật ngực, kéo dài từ 6 đến 12 tuần. Những bài tập thể dục nhỏ có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa phù do mạch bạch huyết trong thời gian này.

Để khôi phục lại chức năng trước đây của cánh tay, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên bạn nên giữ cánh tay bị đau cao trên đầu 2–3 lần một ngày, mở và nắm tay vài lần.

Một phương pháp khác là bạn hãy nằm xuống ba lần một ngày với cánh tay tựa trên tim mình, giữ cổ tay cao hơn khuỷu tay, và khuỷu tay cao hơn vai. Tất nhiên, điều quan trọng hơn hết là bạn phải nói cho bác sĩ biết về bất cứ chế độ tập luyện nào của bạn trước khi bắt đầu, đặc biệt là sau khi phẫu thuật.

Tránh đo huyết áp và lấy máu ở cánh tay đang bị phù do mạch bạch huyết cũng rất quan trọng. Luôn nói trước cho các bác sĩ biết là bạn đã từng bị cắt bỏ hạch ở cánh tay đó. Hãy hỏi bác sĩ đâm kim bên nào là tốt nhất nếu bạn đã cắt bỏ hạch ở cả hai bên. Bạn có thể mua vòng đeo tay cảnh báo y tế để cảnh báo bác sĩ cấp cứu không sử dụng cánh tay đó của bạn trong trường hợp khẩn cấp.

Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm những việc sau đây:

  • Không nên mặc quần áo chật hoặc bất cứ thứ gì có thể hạn chế sự di chuyển của dịch bạch huyết.
  • Giữ cho cánh tay của bạn không bị nhiễm trùng.
  • Không để bị côn trùng cắn và bị đứt tay.
  • Duy trì cân nặng hợp lý

Sau khi chẩn đoán

Nếu bạn bị phù do mạch bạch huyết, vẫn có nhiều cách giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và ngăn chặn các chỗ sưng trở nên tệ hơn. Một nhà vật lý trị liệu có thể giúp bạn. Bạn không nên đâm các loại kim tiêm và máy đo huyết áp lên cánh tay bị phù do mạch bạch huyết. Có những liệu pháp massage có thể giúp di chuyển chất dịch bị ứ đọng trong mạch bạch huyết đi khắp cơ thể cả bạn, từ đó giảm phù. Sử dụng trang phục co giãn để băng ép lên cánh tay và ngăn chặn chất dịch tích tụ.

Bạn cũng nên giảm thiểu đi lại bằng máy bay. Nên tránh thay đổi nhiệt độ quá mức, chẳng hạn như phòng tắm hơi hoặc bồn tắm nước nóng. Bạn cũng nên tránh dùng cử tạ.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Common questions about breast cancer-related lymphedema. (2014, January 29). Memorial Sloan Kettering Cancer Center. http://www.mskcc.org/cancer-care/patient-education/resources/common-questions-about-breast-related-lymphedema. Ngày truy cập 1/11/2015

Exercises after breast surgery for women who have lymphedema. (2013, July 12). American Cancer Society. http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/physicalsideeffects/lymphedema/whateverywomanwithbreastcancershouldknow/lymphedema-with-breast-cancer-if-you-have-lymphedema. Ngày truy cập 1/11/2015

Richter, G. (2013, May 28). A new procedure offers hope to lymphedema patients. Penn Medicine. http://news.pennmedicine.org/inside/2013/05/a-new-procedure-offer-hope-to-lymphedema-patients.html. Ngày truy cập 1/11/2015

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Tầm soát ung thư phổi và những điều bạn nên biết


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo