backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và làm sao để nhận biết sớm bệnh?

Thông tin kiểm chứng bởi: Trúc Phạm


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: Tuần trước

    Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và làm sao để nhận biết sớm bệnh?

    Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là bệnh không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu và thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khiến điều trị gặp nhiều khó khăn. Phát hiện sớm ung thư phổi có thể giúp tỷ lệ điều trị thành công cao hơn và cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân. Nếu bạn đang có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và muốn biết cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà thì bài viết này Hello Bacsi sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn nhé!

    Các cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà

    Nếu ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm, kích thước khối u nhỏ và chưa lan rộng thì có nhiều khả năng được điều trị thành công hơn và giảm nguy cơ tử vong. Tỷ lệ sống sót trung bình sau 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm trước khi nó di căn là khoảng 55%. Một khi ung thư đã lan rộng (di căn), tỷ lệ sống sót có thể giảm xuống chỉ còn 18% đối với một số bệnh nhân.

    Việc phát hiện sớm ung thư phổi cho phép bệnh nhân có nhiều lựa chọn điều trị và cơ hội sống sót cao hơn rất nhiều. Vậy, kiểm tra ung thư phổi bằng cách nào? Có một số cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà mà bạn có thể thực hiện nhanh chóng. Cụ thể như sau:

    1. Cách kiểm tra ung thư phổi bằng ngón tay

    Cách kiểm tra ung thư phổi bằng ngón tay

    Ngón tay dùi trống là triệu chứng thường gặp ở khoảng 35% số người mắc bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) và 4% đối với những người mắc bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ. Ngón tay dùi trống là tình trạng hình dạng ngón tay có những thay đổi nhất định. Điều này thường xảy ra theo từng giai đoạn. Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà bằng ngón tay như sau, hãy giơ hãy giơ hai bàn tay lên và kiểm tra xem có các dấu hiệu sau đây hay không:

    • Đầu tiên, có hiện tượng mềm nền móng tay và vùng da quanh móng trở nên ấm, đỏ.
    • Móng tay và vùng da xung quanh móng trông sáng bóng và móng có những đường gờ dọc theo chiều dài của móng.
    • Tiếp theo, góc giữa giường móng và nếp gấp móng (da ngay dưới lớp biểu bì) tăng lên khiến móng cong hơn bình thường.
    • Cuối cùng, các đầu ngón tay trông to hơn và bị sưng lên.

    Ngón tay dùi trống có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là về phổi, chẳng hạn như ung thư phổi và ung thư trung biểu mô. Tuy nhiên, bạn có ngón tay dùi trống không chắc chắn là bị ung thư phổi. Bởi triệu chứng này cũng có thể gặp phải ở một số người có vấn đề về tuyến giáp hoặc các tình trạng khác như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Vì vậy, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.

    Bài kiểm tra bằng cách đi bộ

    • Đầu tiên, hãy đo huyết áp và đánh giá mức độ khó thở, mệt mỏi mà bạn đang cảm thấy.
    • Sau đó, hãy đi bộ xa nhất có thể trong 6 phút, thường là ở hành lang hoặc một khu rộng thoáng.
    • Nhịp tim và lượng oxy trong máu sẽ được kiểm tra khi bạn đi bộ.
    • Sau 6 phút, tiến hành đo lại huyết áp và đánh giá mức độ khó thở, mệt mỏi sau khi đi bộ.

    Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà bằng bài kiểm tra gắng sức

    • Bạn sẽ chạy bộ tại chỗ, trên xe đạp cố định hoặc máy chạy bộ trong 10 đến 20 phút ở mức độ nhẹ nhất.
    • Hãy dần dần tăng cường độ chạy bộ lên cho đến khi cảm thấy mình không thể tiếp tục được nữa. Trên xe đạp, lực cản sẽ tăng lên nên khó đạp và cần nhiều sức hơn. Trên máy chạy bộ, tốc độ sẽ tăng lên và mặt nền có thể nghiêng hơn khiến bạn có cảm giác như đang đi lên dốc và mất nhiều sức hơn.
    • Trong quá trình thực hiện, hãy đánh giá cảm giác khó thở và mệt mỏi của mình. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, hãy giảm dần cường độ chạy bộ và dừng lại bài kiểm tra. Sau đó, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán cụ thể hơn.

    Test phổi bằng cách nín thở

    Cách kiểm tra ung thư phổi bằng phế dung kế

    • Ngồi trên ghế với một chiếc kẹp mềm trên mũi hoặc dùng hai ngón tay giữ hai bên cánh mũi để đảm bảo rằng bạn chỉ thở bằng miệng.
    • Ngậm chặt môi quanh ống ngậm được kết nối với một thiết bị gọi là phế dung kế.
    • Hít một hơi thật sâu rồi thổi hơi vào ống ngậm mạnh nhất có thể. Máy đo phế dung kế sẽ đo lượng không khí bạn thở ra và tốc độ thở ra của bạn.
    • Bạn có thể được cho thuốc hít vào để mở đường thở. Sau đó, bạn sẽ thổi vào ống một lần nữa để xem thuốc có giúp bạn thổi ra nhiều không khí nhanh hơn không.

    Tuy nhiên, các cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà được đề cập ở trên có thể cần sự hỗ trợ của một số thiết bị y tế chuyên dụng như máy đo huyết áp hay máy đo phế dung kế nên bạn có thể không thực hiện được tại nhà nếu không có đủ thiết bị. Lúc này, bạn cần phải đến bệnh viện để được nhân viên y tế hỗ trợ thực hiện.

    Nếu bạn thấy mình có triệu chứng bất thường như ngón tay dùi trống, khó thở và mệt mỏi kéo dài, hãy thăm khám ngay với bác sĩ. Họ có thể kiểm tra triệu chứng và đề nghị làm các xét nghiệm cần thiết, chẳng hạn như chụp X-quang ngực để kiểm tra phổi.

    Nhận biết sớm triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu

    Ung thư phổi giai đoạn đầu có biểu hiện gì hay làm thế nào để nhận biết ung thư phổi sớm? Ngón tay dùi trống có thể là triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu duy nhất trong một số trường hợp. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, ngón tay dùi trống sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác. Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà là nhận biết sớm 9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu sau đây:

    • Khó thở, hụt hơi, thở khò khè
    • Ho dai dẳng kéo dài từ 3 tuần trở lên
    • Cơn ho thay đổi hoặc trở nên nặng hơn
    • Ho ra máu
    • Nhiễm trùng phổi (viêm phổi) tái phát và/hoặc không thuyên giảm
    • Đau ngực và/hoặc vai
    • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân
    • Khàn tiếng
    • Sưng ở mặt hoặc cổ.

    Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy thăm khám ngay với bác sĩ. Ung thư phổi được chẩn đoán càng sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao hơn và tiên lượng cũng tốt hơn.

    Bạn có thể quan tâm:

    Các xét nghiệm tầm soát ung thư phổi khác

    Bạn sẽ khó có cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà để biết chính xác mình có mắc bệnh hay không. Vì vậy, hãy đến thăm khám với bác sĩ để được chỉ định làm các xét nghiệm tầm soát và có kết quả chính xác nhất.

    Chụp X-quang ngực

    Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và khi nào nên đi tầm soát?

    Chụp X-quang ngực thường là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để tìm kiếm những bất thường trong phổi. Hầu hết các khối u phổi xuất hiện trên hình ảnh X-quang ung thư phổi thường dưới dạng khối màu trắng xám.

    Tuy nhiên, chụp X-quang ngực không thể đưa ra chẩn đoán chính xác cho ung thư phổi, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Vì chúng thường không thể giúp bác sĩ phân biệt được giữa ung thư với các tình trạng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng, áp xe phổi (tụ mủ trong phổi). Bên cạnh đó, các khối u có thể quá nhỏ và khó nhìn thấy trên phim chụp X-quang hoặc có thể bị các cấu trúc khác trong cơ thể che khuất (như xương sườn).

    Chụp X-quang không thể giúp chẩn đoán ung thư phổi và cũng không được khuyến nghị trong tầm soát sàng lọc ung thư phổi. Xét nghiệm này chỉ có thể gợi ý cho bác sĩ biết nếu có điều gì bất thường và cần làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác hơn.

    Chụp CT liều thấp

    Chụp CT có nhiều khả năng tìm thấy khối u phổi hơn so với chụp X-quang ngực thông thường, đặc biệt là ở giai đoạn đầu.

    Xét nghiệm sàng lọc duy nhất được khuyến nghị đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi là chụp cắt lớp vi tính liều thấp (còn gọi là chụp CT liều thấp hoặc LDCT). Trong quá trình thực hiện LDCT, bạn nằm trên bàn và máy chụp X-quang sử dụng liều bức xạ thấp sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết về phổi của bạn. Quá trình này chỉ mất vài phút và không gây đau đớn. Xét nghiệm LDCT có thể giúp tìm ra những vùng bất thường trong phổi có thể là ung thư.

    Không giống như chụp X-quang ngực, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quét LDCT hàng năm được dùng để sàng lọc những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi trước khi các triệu chứng xuất hiện có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi.

    Sau khi thực hiện cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà thì khi nào cần tầm soát ung thư phổi?

    Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất, nguy cơ tăng theo thời gian và số lượng thuốc lá đã hút. Vì vậy, sàng lọc ung thư phổi được khuyến nghị đối với một số người hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc nhưng không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.

    Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị sàng lọc ung thư phổi hàng năm bằng LDCT cho những người từ 50 đến 80 tuổi nếu họ:

    • Hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc trong vòng 15 năm qua
    • Có tiền sử hút thuốc ít nhất 20 gói/năm

    Trung bình, một gói tương đương với việc hút khoảng 20 điếu thuốc mỗi ngày trong một năm. Ví dụ, một người có thể có tiền sử hút 20 gói/năm nếu hút 1 gói/ngày trong 20 năm hoặc hút 2 gói/ngày trong 10 năm.

    Ung thư phổi cũng có thể xảy ra ở cả những người chưa bao giờ hút thuốc. Vì vậy, trước khi quyết định sàng lọc, hãy thảo luận với bác sĩ về mục đích sàng lọc và cách thực hiện cũng như lợi ích, nguy cơ có thể xảy ra của việc sàng lọc.

    Tóm lại, không có cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà để biết chính xác mình có mắc bệnh hay không. Bên cạnh đó, các triệu chứng của ung thư phổi có thể không xuất hiện cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Ngay cả khi, ung thư phổi giai đoạn đầu gây ra các triệu chứng, nhiều người có thể nhầm lẫn chúng với các vấn đề khác, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng lâu dài do hút thuốc lá. Vì vậy, nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ là do ung thư phổi, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Trúc Phạm


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: Tuần trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo