backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Kiến Bình · Ung thư - Ung bướu · BV Ung Bướu TP. Cần Thơ


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?

Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào máu của tủy xương gặp trục trặc, khiến số lượng các loại tế bào máu bất thường. Vì vậy, khi nhận kết quả xét nghiệm tiểu cầu tăng, nhiều người băn khoăn không biết tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?

Mời bạn cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tăng tiểu cầu là bệnh gì?

Trước khi giải đáp câu hỏi “Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?”, hãy tìm hiểu tiểu cầu tăng cao là bệnh gì, có bao nhiêu loại vì loại bệnh sẽ quyết định câu trả lời.

Tăng tiểu cầu là một rối loạn, trong đó cơ thể sản xuất quá nhiều tiểu cầu. Vì tiểu cầu là một loại tế bào máu quan trọng, tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể nên khi số lượng tiểu cầu tăng, các cục máu đông có thể hình thành ở bất cứ đâu trên cơ thể và dẫn đến những triệu chứng sau đây:

  • Đau đầu
  • Nhầm lẫn hoặc thay đổi trong lời nói
  • Đau ngực
  • Khó thở và buồn nôn
  • Yếu cơ
  • Đau, đỏ, sưng và ấm ở bàn chân và cẳng chân
  • Đau rát, ngứa ran ở tay hoặc chân.
  • Tùy thuộc vào nguyên nhân mà tăng tiểu cầu được chia thành 2 loại:

    • Tăng tiểu cầu nguyên phát, hay tăng tiểu cầu tiên phát: Ít phổ biến hơn. Nguyên nhân chưa rõ. Tuy nhiên, bệnh này có liên quan đến sự thay đổi ở một số gen nhất định (đột biến gen). Gen bị biến đổi chỉ huy tủy xương sản xuất quá nhiều tiểu cầu bất thường. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ biến chứng đông máu hoặc chảy máu cao hơn nhiều so với loại thứ 2.
    • Tăng tiểu cầu thứ phát: Phổ biến hơn. Nguyên nhân do một bệnh lý hoặc vấn đề nào đó về sức khỏe như mất máu, ung thư, nhiễm trùng, thiếu sắt, phẫu thuật cắt bỏ lách, thiếu máu tan máu, viêm (ví dụ như viêm khớp dạng thấp, sarcoidosis hoặc viêm ruột), một số phẫu thuật và các loại chấn thương khác.

    Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?

    Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không và có nguy hiểm không?

    Loại tăng tiểu cầu mà bạn mắc phải sẽ quyết định câu trả lời cho vấn đề “Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?”. Cụ thể như sau:

    • Tăng tiểu cầu tiên phát có phải là ung thư máu không? Câu trả lời là CÓ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại tất cả các khối u tăng sinh tủy là ung thư máu. Tăng tiểu cầu tiên phát chính là một rối loạn về máu được gọi là u nguyên bào tủy. Theo đó, tủy xương sản xuất tiểu cầu liên tục, không kiểm soát được. 
    • Tăng tiểu cầu thứ phát không phải là ung thư máu.
    Dù trong trường hợp của bạn, tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không thì cũng đừng quá lo lắng. Tăng tiểu cầu tiên phát thường phát triển rất chậm. Nhiều người mắc bệnh vẫn thấy sức khỏe tốt và chỉ cần điều trị nhẹ nhàng. Có những người có thể duy trì sức khỏe ổn định trong một thời gian dài.

    Bệnh tăng tiểu cầu có nguy hiểm không?

    Bệnh tăng tiểu cầu có nguy hiểm không?

    Bên cạnh hiểu rõ vấn đề “Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?”, bạn cũng nên biết bệnh tăng tiểu cầu sẽ nguy hiểm hơn nếu nó là dạng tiên phát, vì tỷ lệ gặp biến chứng sẽ cao hơn. Tăng tiểu cầu tiên phát có thể dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng cho người mắc phải. Đó là:

    • Đột quỵ: Nếu cục máu đông xuất hiện trong động mạch cung cấp máu cho não, nó có thể gây đột quỵ. 
    • Đau tim: Ít phổ biến hơn, tăng tiểu cầu tiên phát có thể gây ra cục máu đông trong động mạch cung cấp máu cho tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
    • Thuyên tắc phổi: Cũng tương tự như 2 trường hợp trên nhưng cục máu nằm lại tại động mạch/tĩnh mạch phổi.
    • Bệnh ung thư: Hiếm khi, tăng tiểu cầu tiên phát có thể phát triển thành bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (dưới 5%), dạng ung thư này tiến triển rất nhanh chóng; đa hồng cầu hoặc bệnh xơ tủy.
    • Ở phụ nữ mang thai, bệnh này không được kiểm soát có thể gây sảy thai và các biến chứng khác. Vì vậy, hãy theo dõi thai kỳ thường xuyên và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

      Bạn có thể quan tâm:

      Như vậy, tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định. Dù kết quả có như thế nào, việc tích cực điều trị là điều tốt nhất bạn có thể làm để kiểm soát bệnh và duy trì sức khỏe. Hãy trao đổi với bác sĩ thật chi tiết về tình trạng của mình, tuân thủ phác đồ điều trị và sau đó tái khám đúng lịch hẹn, bạn nhé!

      Miễn trừ trách nhiệm

      Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



      Tham vấn y khoa:

      Bác sĩ Trần Kiến Bình

      Ung thư - Ung bướu · BV Ung Bướu TP. Cần Thơ


      Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

      ad iconQuảng cáo
      app promote banner

      Bài viết này có hữu ích với bạn?

      ad iconQuảng cáo
      ad iconQuảng cáo