Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

6 dấu hiệu bệnh bạch cầu mà mọi phụ nữ nên biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Vương Austin · Ngày cập nhật: 09/07/2021

    6 dấu hiệu bệnh bạch cầu mà mọi phụ nữ nên biết
    Quảng cáo

    Bệnh bạch cầu hay còn được gọi là bệnh ung thư máu, là một tình trạng phát triển trong tủy xương ở cơ thể người. Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn biết thêm về các dấu hiệu bệnh bạch cầu phổ biến nhất nhé!

    Hầu hết các tế bào máu mới mà cơ thể sản sinh ra đều bắt nguồn từ tủy xương − một chất béo có trong một số lượng lớn ở các xương ống. Ở những người bị bệnh bạch cầu, một trong những tế bào máu mới này sẽ đột biến và trở thành tế bào ung thư. Chúng bắt đầu nhân bản hoặc tự sao chép, đó là cách mà bệnh phát tán trong cơ thể.

    Các chuyên gia đều nhận định, khi nói đến bệnh bạch cầu, không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đơn lẻ. Các triệu chứng phụ thuộc vào từng nhóm bệnh bạch cầu khác nhau. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu bệnh bạch cầu thường xuất hiện phổ biến ở người lớn. Theo giám đốc lâm sàng của Chương trình ung thư cho biết, độ tuổi điển hình dễ mắc phải bệnh bạch cầu ở người lớn là trong khoảng từ 50 đến 70 tuổi.

    Các dấu hiệu bệnh bạch cầu phổ biến

    Da nhợt nhạt

    dấu hiệu bệnh bạch cầu là da nhợt nhạt

    Khi bạch cầu phát triển, các tế bào mới bị tiêu diệt bởi tế bào ung thư. Các tế bào ung thư này có thể thâm nhập tủy xương và làm cho tế bào khỏe mạnh khó có thể phát triển. Khi có quá ít tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, bạn có thể bị thiếu máu hay thiếu dưỡng chất và dẫn đến tình trạng da nhợt nhạt. Theo các chuyên gia, việc thiếu máu cũng có thể làm cho bạn thường cảm thấy bàn tay bị lạnh.

    Dấu hiệu bệnh bạch cầu: Cảm giác mệt mỏi

    Cũng giống như nhiều bệnh khác, mệt mỏi là một dấu hiệu bệnh bạch cầu khá phổ biến. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hầu như suốt các khoảng thời gian trong ngày hay việc thiếu năng lượng là một thay đổi đáng chú ý so với thường ngày, bạn nên đến khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất. Nếu kéo dài tình trạng mệt mỏi, cơ thể bạn cũng sẽ bị thiếu máu.

    Nhiễm khuẩn hoặc hắt hơi

    dấu hiệu của bệnh bạch cầu

    Các tế bào máu là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những người bị bệnh bạch cầu có thể sẽ phải đối diện với tình trạng tế báo máu không khỏe mạnh thường xuyên hơn. Nhiễm trùng hoặc sốt là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà chúng ta nhìn thấy.

    Dấu hiệu bệnh bạch cầu: Khó thở

    Cùng với cảm giác mệt mỏi thì việc thở dốc cũng là một dấu hiệu bệnh bạch cầu mà bạn nên đặc biệt lưu ý. Trong khi đang tập thể dục, nếu bạn thấy khó thở và sự khó thở đó không giống như cách bạn hô hấp bình thường thì hãy đến thăm khám ngay với bác sĩ.

    Vết thương khó lành

    Nếu các vết cắt và vết xước cần nhiều thời gian hơn bình thường để hồi phục và bạn cảm thấy cơ thể dễ bị bầm tím thì những triệu chứng này có thể cho thấy các loại tế bào máu thay đổi liên quan đến bệnh bạch cầu. Những chấm nhỏ màu đỏ trên da − còn được gọi là đốm xuất huyết − cũng có thể là dấu hiệu bệnh bạch cầu.

    Các dấu hiệu khác

    Mặc dù không phổ biến như 5 triệu chứng được đề cập ở trên nhưng việc đổ mồ hôi ban đêm hoặc đau nhức hay đau khớp cũng là các triệu chứng liên quan đến bệnh bạch cầu.

    Việc cân nặng giảm đi đôi khi cũng là dấu hiệu bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, không phải tình trạng sụt cân nào cũng liên quan đến bệnh bạch cầu mà còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đề cập đến các triệu chứng có thể gặp khác như xuất hiện vết hạch mũi, hạch bạch huyết sưng hay mở rộng, sốt hoặc ớn lạnh.

    Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh bạch cầu?

    chẩn đoán bệnh bạch cầu

    Nếu dựa vào các triệu chứng trên, bác sĩ có thể chưa chẩn đoán được chính xác bệnh bạch cầu. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng lượng bạch cầu và hồng cầu, cũng như tiểu cầu. Nếu nhận thấy có khả năng mắc bệnh từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một nhà nghiên cứu huyết học − một bác sĩ chuyên về các rối loạn máu hoặc ung thư để thực hiện các thử nghiệm chuyên sâu hơn nhằm cung cấp một chẩn đoán rõ ràng nhất.

    Nếu bạn vẫn không chắc chắn về tình trạng bệnh của mình thì hãy đặt lịch hẹn với các bác sĩ chuyên ngành ung thư bạch huyết.

    Bệnh bạch cầu có thể có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn nên quan tâm đến sức khỏe của bản thân và nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bệnh bạch cầu thì nên đến bác sĩ để được được chẩn đoán và có cách điều trị sớm nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Vương Austin · Ngày cập nhật: 09/07/2021

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo