Theo các nhà nghiên cứu, bệnh nhân ung thư gan nên kết hợp giữa aerobic và nâng tạ bởi tập aerobic có thể giúp tăng lượng oxy hít vào và tăng tốc độ cung cấp oxy đến những cơ quan quan trọng của cơ thể như gan. Trong khi đó, tập tạ giúp cải thiện sức mạnh tổng thể cho cả xương và cơ bắp. Ngoài ra, tập tạ còn làm giảm mỡ, làm tăng khối lượng cơ nạc và ảnh hưởng tích cực đến hệ tiêu hóa cũng như việc sử dụng các chất dinh dưỡng.
Bệnh nhân ung thư gan cần lưu ý gì khi tập thể dục?
Mặc dù tập thể dục mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng khi bị ung thư gan, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập. Điều này đặc biệt quan trọng bởi các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể và khiến cho một số bài tập không còn phù hợp.
- Không tập thể dục nếu bạn có số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu).
- Nếu bạn có số lượng bạch cầu thấp hoặc nếu bạn đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng miễn dịch, hãy tránh đi đến các phòng tập công cộng.
- Không tập thể dục nếu hàm lượng khoáng chất trong máu không bình thường.
- Không tập thể dục nếu bạn bị đau, buồn nôn, nôn hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác.
- Không tập các bài tập nặng mà không hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ.
- Nếu bạn đang phải sử dụng ống thông, hãy tránh đi bơi.
- Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và không muốn tập, bạn có thể thử tập các bài tập nhẹ khoảng 10 phút mỗi ngày.
- Không tập các bài tập gây áp lực nhiều cho xương nếu bạn bị loãng xương, ung thư di căn đến xương, viêm khớp, tổn thương thần kinh, thị lực kém…
- Nếu bạn bị sưng mắt cá chân, tăng cân không rõ nguyên nhân hoặc khó thở khi nghỉ ngơi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy tránh các bài tập có thể khiến bạn bị ngã hoặc chấn thương. Nếu bạn nhận thấy sưng, đau, chóng mặt hoặc mờ mắt, hãy gọi bác sĩ hoặc thông báo cho người thân, người xung quanh ngay lập tức.
Tập thể dục có thể khiến bệnh nhân ung thư gan cảm thấy mệt mỏi hơn?
Mệt mỏi là cảm giác thường thấy ở người bị ung thư khi phải trải qua quá trình hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, thực tế, tình trạng mệt mỏi không đồng nghĩa với việc bạn phải nằm mãi trên giường và nghỉ ngơi bởi điều này không hề giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Không những vậy, việc nằm quá nhiều còn khiến các cơ dần bị cứng lại và mất dần chức năng.
Theo nhiều nghiên cứu, việc dành một ít thời gian để tập thể dục mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hoạt động này không chỉ giúp tăng năng lượng cho cơ thể, “xua tan” mệt mỏi mà còn giúp nâng cao tinh thần cho người bệnh. Để giảm cảm giác mệt mỏi khi tập, bạn có thể làm theo một số bí quyết sau:
- Xây dựng thói quen tập thể dục hàng ngày với cường độ từ nhẹ đến trung bình
- Duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả, trái cây, thịt, sữa, trứng và các loại đậu như đậu Hà Lan
- Uống khoảng 8 đến 10 ly nước mỗi ngày để ngăn ngừa mất nước
- Chuẩn bị sẵn các vật dụng bạn sử dụng thường xuyên khi tập để tránh mất thời gian tìm kiếm
- Lựa chọn những bộ môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ, bơi, bóng bàn…
- Cân bằng giữa việc tập thể dục với việc nghỉ ngơi, tránh để việc tập luyện làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Nhờ người thân giúp đỡ nếu cần.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!